Luật Hình Sự

Hành vi xem đánh bạc có chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi xem đánh bạc có phải chịu trách nhiệm hình sự không là thắc mắc thường thấy của nhiều người, chỉ vì hứng thú hay tò mò mà cá nhân tập trung xem đánh bạc nhưng lại bị dẫn giải về trụ sở công an. Vậy khi gặp tình huống này, cá nhân phải xử lý như thế nào. Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

Xem đánh bạc có chịu trách nhiệm hình sự không?

Xem đánh bạc có chịu trách nhiệm hình sự không?

Tội đánh bạc theo quy định của pháp luật hiện hành

Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tội này có cấu thành tội phạm như sau:

  • Chủ thể: chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi hành đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.

  • Khách thể của tội đánh bạc: tội này xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì tội đánh bạc cũng là một tệ nạn của xã hội.
  • Mặt khách quan của tội đánh bạc:

Hành vi khách quan:Người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc bằng nhiều hình thức khác nhau, như: chơi số đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe…

Chỉ truy cứu trách nhiệm về tội này khi có một trong những điều kiện sau:

  • Số tiền, hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
  • Số tiền, hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Mặt chủ quan của tội đánh bạc: Người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc là do cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Xem đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chứng minh được chỉ “xem”

Xem đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chứng minh được chỉ “xem”

>> Xem thêm: Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Xem đánh bạc có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự

Với những quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu chỉ xem đánh bạc và không có bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc đánh bạc thì hoàn toàn không bị truy trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Tuy nhiên, nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã vi phạm.

Theo Nghị định 167/2013 về xử phạt vi phạm hành chính

Nếu hành vi đánh bạc chưa đến mức bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Nghị định 167/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Đối với hành vi đánh bạc trái phép, chủ thể có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, điều luật này chỉ quy định về hành vi đánh bạc trái phép. Còn đối với hành vi xem đánh bạc thì chủ thể sẽ không bị xử phạt.

Có tịch thu tài sản của người chỉ xem đánh bạc không?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, một trong các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc (Điều 322 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản liên quan đến tội phạm.

Với tội đánh bạc, người tham gia đánh bạc đều bị tịch thu tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ trong người con bạc hoặc tiền, hiện vật thu giữ ở những nơi khác có đủ căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP

Trong trường hợp ngồi xem đánh bạc, khi có công an ập vào vây bắt, người xem đánh bạc cũng có thể bị tịch thu tiền, tang vật có trong người do có nghi ngờ đây là tang vật đánh bạc. Do đó, người ngồi xem đánh bạc cần phải chứng minh mình không tham gia đánh bạc thì mới được hoàn trả lại tài sản.

Cần làm gì khi bị xử lý dù không tham gia đánh bạc?

Về mặt trách nhiệm hình sự

Nếu có đủ chứng cứ xác định chỉ “đi xem đánh bạc” thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc (hoặc tổ chức đánh bạc). Tuy nhiêm, chủ thể phải chứng minh được hành vi “ngồi xem” của mình, không hề tham gia vào việc đánh bạc

Trên thực tế, việc chứng minh chỉ ngồi xem là rất khó. Do đó, để bảo vệ an toàn cho mình, tuyệt đối không nên đến những nơi tổ chức đánh bạc.

Về tài sản bị tịch thu

Người xem đánh bạc có thể bị tịch thu tài sản vì đây cũng là vật chứng thu được từ hiện trường. Tương tự như việc chứng minh không tham gia đánh bạc, chủ thể có trách nhiệm chứng minh mình không tham gia đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc thì mới được hoàn trả lại tài sản.

Người chỉ xem đánh bạc có thể được hoàn trả lại tài sản bị tịch thu

Người chỉ xem đánh bạc có thể được hoàn trả lại tài sản bị tịch thu

>> Xem thêm: Thủ tục bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong vụ án hình sự

Trên đây là bài viết về vấn đề Hành vi xem đánh bạc có phải chịu trách nhiệm hình sự không. Nếu có thắc mắc liên quan hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT SƯ HÌNH SỰ của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết