Luật Hình Sự

Hành vi tấn công người khác để bảo vệ người yêu có được xem phòng vệ chính đáng?

Hành vi tấn công người khác để bảo vệ người yêu có được xem phòng vệ chính đáng hay không? là một vấn đề được nhiều quý bạn đọc quan tâm. Hiện nay, pháp luật hình sự đã có sự quy định về hành vi phòng vệ chính đáng, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến hành vi phòng vệ chính đáng cho các quý bạn đọc được hiểu rõ hơn. hành vi tấn công

Hành vi tấn công người khác để bảo vệ người yêu có được xem phòng vệ chính đáng

>>>Xem thêm: Cố ý gây thương tích và cố ý gây thương tích do phòng vệ chính đáng thì tội nào nhẹ hơn?

Quy định về phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự 2015

Theo Điều 22, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Điều kiện để được coi là phòng vệ chính đáng

Các điều kiện để coi là phòng vệ chính đáng bao gồm:

  • Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc người bị thương tích) phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể. Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.
  • Về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.
  • Hành vi chống trả phải cần thiết

Cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách xác định như toán học. Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác. Phòng vệ chính đáng còn là quyền của con người chứ không chỉ là nghĩa vụ nên không yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Như vậy, hành vi tấn công người khác để bảo vệ người yêu được xem là phòng vệ chính đáng khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Bởi hành vi  đó được coi là hành vi phòng vệ trong trường hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác (bạn gái ) đang bị xâm phạm. Phòng vệ chính đáng không chỉ được xét đối với người bị xâm phạm về lợi ích mà còn được xét đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm. Theo Điều 22, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Người khác ở đây chính là “ bạn gái” người bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và người vì bảo vệ quyền và lợi ích của người khác bằng cách chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên là người “bạn trai” điều kiện

Điều kiện để được coi là phòng vệ chính đáng

>>>Xem thêm: Gây thương tích cho người đến nhà gây sự thì có bị khởi tố hay không?

Trách nhiệm hình sự khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc không được xét là phòng vệ chính đáng

Theo khoản 2, Điều 22, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì  vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Như vậy, Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

  • Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

dịch vụ luật sư

Dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự

>>>Xem thêm: Các Trường Hợp Nào Thì Được Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự ?

Trên đây là những tư vấn Hành vi tấn công người khác để bảo vệ người yêu có được xem phòng vệ chính đáng . Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc pháp lý cụ thể liên quan đến pháp luật hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để tư vấn pháp luật hình sự một cách nhanh chóng và kịp thời.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết