Luật Hành Chính

Hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc bị xử lý như thế nào?

Hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 18/2020/NĐ-CP Quy định vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc. Như vậy hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạcnhư thế nào? Các hình thức xét xử phạt nào sẽ được áp dụng khi vi phạm? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin pháp lý về vấn đề này.

Hành vi phá hủy làm hư hỏng mốc đo đạc
Hành vi phá hủy làm hư hỏng mốc đo đạc

Mốc đo đạc trong lĩnh vực đo đạc là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) thì vấn đề này được định nghĩa như sau:

“Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.”

Hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc

Những hành vi sau đây bị xem là hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc theo quy định pháp luật:

  • Xâm hại các công trình đo đạc, tự ý sử dụng mốc đo đạc khi không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
  • Tự ý di dời, phá dỡ mốc đo đạc khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó.
  • Phá hủy mốc đo đạc làm mất mốc đo đạc;
  • Xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.

Mức xử phạt hành chính

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Trục xuất.
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính và bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng;
  • Buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
  • Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ;
  • Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ;
  • Buộc thực hiện việc giao nộp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
  • Buộc tiêu hủy sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ;

>>>> XEM THÊM: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mức xử phạt hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc

Theo Điều 6 Nghị định 18/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/4/2020) quy định vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc quy định bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc.

Theo đó biện pháp khắc phục hậu quả là: “Buộc khôi phục hiện trạng ban đầu”.

Như vậy người có hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc không chỉ bị phạt tiền mà còn bị buộc khôi phục hiện trạng ban đầu đối với mốc đo đạc bị hư hỏng, phá hủy.

Vai trò của luật sư
Vai trò của luật sư

>>>> XEM THÊM: BỊ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG ĐẤT ĐAI KHÔNG ĐÚNG THÌ KHỞI KIỆN ĐƯỢC KHÔNG?

Vai trò luật sư tư vấn Tội phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ, đất đai.
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc, cụ thể: Đối tượng xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, trình tự thủ tục xử phạt, thời hạn xử phạt…
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ, cách thức thực hiện khiếu nại, khởi kiện hành chính đối với một quyết định xử phạt hành chính;
  • Đại diện theo ủy quyền với khách hàng thực hiện thủ tục hành chính, làm việc với cơ quan có thẩm quyền; 

Trên đây là Thông tin tư vấn về hình thức xử lý hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc của chúng tôi. Nếu quý vị còn thắc mắc, đang gặp phải các vấn đề vi phạm hành chính cần được TƯ VẤN PHÁP LUẬT và các lĩnh vực khác liên quan. Gọi ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết