Luật Hành Chính

Các Quyết Định, Hành Vi Bị Khiếu Nại Trong Tố Tụng Dân Sự

Trong quá trình hoạt động tố tụng, vì lý do nào đó, quyền và lợi ích của các chủ thể bị xâm phạm. Quyền khiếu nại là quyền cơ bản cá nhân, cơ quan, tổ chức được trình bày với cơ quan nhà nước về việc mình cho là không đúng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích cho bản thân hoặc cho người được đại diện. Người khiếu nại chỉ được khiếu nại quyết định, hành vi vi phạm của người, cơ quan có thẩm quyền mà nó là nguyên nhân xâm phạm đến lợi ích của chính bản thân mình. Khiếu nại trong tố tụng dân sự là hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự vi phạm các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại

Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại

>>Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong vụ án dân sự

Căn cứ để xác định hành vi vi phạm và xác định quyền khiếu nại của công dân là các quy định pháp luật, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

1. Một số quyết định, hành vi điển hình có thể bị khiếu nại trong tố tụng dân sự.

a. Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án khác giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này khi có căn cứ cho rằng việc chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác giải quyết là không đúng, xâm phạm đến quyền lợi của đương sự.

b. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ Điều 140 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) thì người có quyền khiếu nại là đương sự hoặc Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bởi việc áp dụng/không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự, và sự công bằng, điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án, nên đương sự có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.

Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

c. Quyết định trả lại đơn khởi kiện

Quyền khiếu nại hành chính của người dân tại cơ quan nhà nước

Quyền khiếu nại hành chính của người dân tại cơ quan nhà nước

Khi cho rằng tòa án trả lại đơn khởi kiện không đúng quy định tại Điều 192 BLTTDS thì Căn cứ Điều 194 BLTTDS người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện

d. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

Căn cứ Điều 319 BLTTDS thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết theo thủ tục rút gọn là không đúng.

2. Thủ tục giải quyết khiếu nại

a. Quyền khiếu nại

Căn cứ Điều 25 BLTTDS thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

Đương sự có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án.

b. Thủ tục khiếu nại

Theo quy định tại Điều 502 BLTTDS thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật có quyền nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Hết thời hiệu này mà đương sự không thực hiện quyền khiếu nại thì sẽ mất quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Tòa án và viện kiểm sát có thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn để giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu . Đồng thời đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo để cơ quan có thẩm quyền căn cứ giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết

2 thoughts on “Các Quyết Định, Hành Vi Bị Khiếu Nại Trong Tố Tụng Dân Sự

  1. Avatar
    Hứa Thanh Việt says:

    Xin chào chị ! Em tên Việt
    Em có câu hỏi muốn giải đáp là :
    Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của Chánh án nói trên thuộc về ai?

    • Avatar
      Viên Cộng tác says:

      theo quy định tại khoản 4 Điue62 6 thông tư liên tịch số 01/2020/TT-TANDTC quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh Tòa án nhân dân tối cao;
      Như vậy, chánh án tòa án nhân dân tối cao sẽ là người giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của mình.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *