Luật Doanh Nghiệp

Khi nào cơ quan quản lý thị trường được tịch thu hàng hóa?

Khi nào cơ quan quản lý thị trường được tịch thu hàng hóa là vấn đề đáng quan tâm của rất nhiều Doanh nghiệp hiện nay. Pháp luật nước ta quy định chế tài Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sung vào ngân sách nhà nước tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc thông tin về những trường hợp quản lý thị trường tịch thu hàng hóa và những vấn đề pháp lý liên quan.

Khi nào cơ quan quản lý thị trường được tịch thu hàng hóa

Khi nào cơ quan quản lý thị trường được tịch thu hàng hóa?

Cơ quan quản lý thị trường?

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

>> Xem thêm: THỜI HIỆU KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Các trường hợp hàng hóa bị tịch thu

Hàng hóa vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ( bổ sung bởi khoản 11 Điều 1, Nghị định 126/2021/NĐ-CP), các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền còn bị có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng.

Hàng hóa hết hạn sử dụng

Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời gian sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có hành vi vi phạm khác có thể bị xử phạt với các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

  • Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Hàng hóa vi phạm quy định trong lĩnh vực hải quan
  • Theo Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính và một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều này.

Các trường hợp hàng hóa bị tịch thu

Các trường hợp hàng hóa bị tịch thu

Trình tự cơ quan quản lý thị trường  tiến hành tịch thu hàng hóa

  • Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện, tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
  • Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
  • Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị giam giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có sự thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
  • Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Đối với các tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì bị xử lý như sau

  •  Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
  • Trường hợp phải nộp một khoản tiền trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm, thì các cá nhân, tổ chức vi phạm thì các đương sự tự thỏa thuận;
  • Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì xử lý theo các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 23
  • Căn cứ để nộp vi phạm vào ngân sách nhà nước được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3, Điều 23

Căn cứ: Quy định của Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

>> Xem thêm: KINH DOANH THỰC PHẨM BẨN THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trên đây là bài viết Khi nào cơ quan quản lý thị trường được tịch thu hàng hóa? Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết