Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011 quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Lần Hai
Từ những quy định trên, phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo dựa trên các tiêu chí sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện quyền:
Đối với khiếu nại, chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Trong khi đó, tố cáo chỉ là quyền của công dân. Chủ thể khiếu nại rộng hơn nhiều so với tố cáo;
Thứ hai, đối tượng khiếu nại, tố cáo:
Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Khái niệm các đối tượng của khiếu quy định tại Khoản 8, 9 và 10 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Đối tượng tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo hành vi không thi hành bản án
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.