Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt khi quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền trái pháp luật hoặc xâm phạm quyền lợi của doanh nghiệp. Để nắm rõ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khởi kiện đến Toà án. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:
Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Mục Lục
Các quyết định hành chính về thuế nào Doanh nghiệp được quyền khởi kiện?
Tại khoản 1 Điều 115 và điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015 (TTHC) quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với:
- Quyết định hành chính mà trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó;
- Quyết định hành chính đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết;
Theo khoản 1,2 Điều 71 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau:
- Quyết định ấn định thuế,Thông báo nộp thuế;
- Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
- Quyết định hoàn thuế;
- Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Kết luận thanh tra thuế;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
- Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo… nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế.
- Quyết định hành chính đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai về quyết định đó.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện hành chính thông báo thuế
Thời hiệu khởi kiện
Tại Điều 116 Luật TTHC 2015 quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định hành chính.
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khởi kiện
Theo Điều 30, 31, 32 Luật TTHC 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính
- Tòa án nhân dân cấp huyện: khiếu kiện quyết định hành chínhvề thuế của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Khiếu kiện quyết định hành chínhvề thuế của các cơ quan nhà nước cấp cao ở Trung ương: các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng tiếp nhận khiếu kiện quyết định hànhchính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính
Khởi kiện theo thủ tục sơ thẩm
Hồ sơ khởi kiện
Theo Điều 117 Luật TTHC 2015, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện quyết định hành chính về thuế;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại hành chính đó.
- Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);
- Bản sao có chứng thực hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân của người khởi kiện.
Đơn khởi kiện đối với vụ án hành chính phải đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 118 Luật TTHC 2015 như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nội dung quyết định hành chính;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
- Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Thủ tục khởi kiện:
Điều 121 đến Điều 127 Luật TTHC 2015 quy định trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:
- Doanh nghiệp nộp đơn khởi kiện theo hai cách là nộp tài toàn hoặc nộp qua đường bưu điện, khi nhận được đơn thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiệntrong vòng 03 ngày;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện chưa hợp lệ; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
- Sau khi ra quyết định, Tòa án thông báo với người nộp đơn để người nộp đơn có thể bổ sung hồ sơ khởi kiện hoặc tiến hành đóng án phí.
- Sau khi vụ án được thụ lý (người nộp đơn đã đóng án phí), Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
- Sau nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án.
>>>Xem thêm: Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là gì?
Khởi kiện theo thủ tục phúc thẩm
Theo Điều 205, 206 Luật TTHC 2015 thì đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo đối với bản án của Tòa án sơ thẩm hoặc quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án hành chính.
Thời hạn kháng cáo
- Theo Điều 206, Luật TTHC 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.
Theo quy định tại Điều 205 Luật TTHC 2015, đơn kháng cáo cần có các nội dung sau:
- Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
>>>Xem thêm: Có thể vừa khiếu nại vừa khởi kiện vụ án hành chính không?
Khởi kiện theo thủ tục phúc thẩm
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Hướng dẫn thủ tục khởi kiện về thuế đối với doanh nghiệp. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.