Luật Hành Chính

Doanh nghiệp xử lý ra sao khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Doanh nghiệp xử lý ra sao khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính luôn là vấn đề được mọi người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện việc kinh doanh, sản xuất có thể sẽ phát sinh những vấn đề khiến doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giúp đọc giả hiểu đúng và có cách xử lý khi gặp vấn đề này.

Doanh nghiệp xử lý ra sao khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Doanh nghiệp xử lý ra sao khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Khi nào doanh nghiệp bị lập biên bản vi phạm hành chính

Khi doanh nghiệp vi phạm quy định về nghĩa vụ của mình thì tùy từng lĩnh vực cụ thể, có thể bị xử phạt hành chính.

Việc xử phạt nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực nào được quy định cụ thể trong các nghị định hướng dẫn.

Ví dụ: vi phạm trong lĩnh thuế, hóa đơn sẽ xử lý theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định bởi Nghị định Nghị định 50/2016/NĐ-CP,…

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Theo đó, với sự quy định của pháp luật về xử lý vi phạm, có thể hiểu rằng khi có hành vi vi phạm hành chính doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính là tài liệu phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản. Biên bản vi phạm hành chính có thể coi là tiền đề để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý, việc xử lý các hành vi vi phạm về hành chính có thể được thực hiện bằng một trong hai trình tự: Xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản và trường hợp phải lập biên bản.

Căn cứ xác định việc lập biên bản vi phạm hành chính trái luật

Với sự quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Tuy nhiên, vi phạm hành chính này được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Việc lập biên bản xử phạt phải tuân thủ quy định pháp luật như sau:

  • Biên bản vi phạm hành chính phải được người có thẩm quyền xử phạt theo đúng quy định của luật lập.
  • Biên bản vi phạm hành chính phải có đầy đủ những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 57. Trong biên bản, phải có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp hoặc của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
  • Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và đại diện doanh nghiệp vi phạm ký, nếu không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản.
  • Biên bản vi phạm hành chính gồm nhiều tờ, thì những người được liệt kê như trên phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu đại diện doanh nghiệp vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
  • Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho doanh nghiệp vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Căn cứ xác định việc lập biên bản vi phạm hành chính trái luật

Căn cứ xác định việc lập biên bản vi phạm hành chính trái luật

Như vậy, việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định trên và phải do người có thẩm quyền xử phạt lập. Nếu không đáp ứng đủ các tiêu chí trên như: thẩm quyền lập biên bản, nội dung, chữ ký,… thì biên bản vi phạm hành chính đó không phù hợp, không tuân thủ quy định của luật và có thể mất giá trị.

Hướng xử lý khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính, nếu doanh nghiệp có căn cứ cho rằng hành vi của mình không trái pháp luật, việc lập biên bản xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc không đồng ý với biên bản vi phạm hành chính thì có quyền được khiếu nại, khởi kiện hành chính.

Thực hiện khiếu nại

Doanh nghiệp có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Việc khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại 2011.

Tiến hành khởi kiện

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng Hành Chính 2015.

Hướng xử lý khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Hướng xử lý khi bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Chuyên Tư Vấn Luật về việc treo biển hiệu doanh nghiệp đúng quy định của pháp luật. Để được biết thêm  chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH  qua số Hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết