Luật Hành Chính

Có bắt buộc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính không?

Có bắt buộc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính không? là băn khoăn của rất nhiều cá nhân, tổ chức khi chịu sự xâm phạm quyền và lợi ích của một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Vậy, nếu không tiến hành KHIẾU NẠI thì có được KHỞI KIỆN vụ án hành chính ngay luôn không. Luật sư tư vấn hành chính sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc qua bài viết dưới đây.

khiếu nại hành chính

Khiếu nại hành chính

>> Xem thêm: Khởi Kiện Và Thụ Lý Vụ Án Hành Chính

Khiếu nại hành chính là gì?

Khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức xem xét lại khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi này xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.

Khởi kiện vụ án hành chính có bắt buộc phải thực hiện khiếu nại không?

  • Pháp luật hành chính Việt Nam không có quy định ràng buộc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức phải thực hiện việc khiếu nại trước mới được quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền.
  • Để phù hợp với từng vụ án, thì chủ thể có quyền khởi kiện có thể lựa chọn thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết mà không cần khiếu nại.
  • Nếu cùng lúc vừa khiếu nại vừa khởi kiện hành chính thì Tòa án sẽ yêu cầu yêu cầu người khởi kiện lựa chọn một trong hai phương thức.
  • Người khởi kiện phải có văn bản thông báo đến Tòa án về sự lựa chọn của mình

Căn cứ: Điều 33, Luật Tố tụng Hành chính 2015 (sửa đổi bổ sung 2019)

Thủ tục khiếu nại hành chính

Hồ sơ khiếu nại hành chính

Để thực hiện việc khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bạn thân, chủ thể khiếu nại cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

  • Đơn khiếu nại (theo mẫu số 1 của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại);
  • Giấy tờ tùy thân (sao y chứng thực) của người khiếu nại: chứng minh nhân dân, căn cứ công dân,..
  • Các tài liệu, giấy tờ khác chứng minh có việc khiếu nại kết luận tố cáo là có căn cứ.
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện khiếu nại thì cần thực hiện Giấy ủy quyền khiếu nại theo Mẫu số 02 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP

>> Xem thêm: Bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không đúng thì có khởi kiện được không?

trình tự thủ tục khiếu nại hành chính

Thủ tục khiếu nại hành chính

>> Xem thêm: Giai Đoạn Chuẩn Bị Xét Xử Một Vụ Án Hành Chính

Trình tự thực hiện quyền khiếu nại

Trình tự thực hiện quyền khiếu nại được tiến hành như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo về việc có thụ lý đơn khiếu nại hay không, nếu không thụ lý phải nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 30 ngày, đối với vùng sâu, vùng xa là 45 ngày, có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá 60 ngày, Cơ quan giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình, hoặc giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc theo yêu cầu của người khiếu nại thực hiện việc xác minh nội dung khiếu nại.
  • Việc xác minh nội dung làm việc, nội dung khiếu nại được lập thành văn bản theo mẫu
  • Tổ chức đối thoại trong trường hợp yêu cầu khiếu nại, kết quả xác minh và ý kiến của các bên còn khác nhau
  • Nếu người khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì trong thời hạn 30 ngày, 45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa, người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại đến cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền.
  • Trình tự, thời hạn khiếu nại lần hai được áp dụng tương tự khiếu nại lần một. Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền mà không tiếp tục thực hiện theo con đường hành chính.

Căn cứ: mục 2, chương 3  Luật Khiếu nại 2011; mục 2, Chương IV Nghị định 124/2020/NĐ-CP

Thẩm quyền tiếp nhận giải quyết

Tuỳ từng trường hợp mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ do:

  • Đối với khiếu nại hành chính lần đầu, thẩm quyền giải quyết khiếu nại do người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan của người có hành vi hành chính;
  • Đối với khiếu nại hành chính lần hai, thẩm quyền sẽ do Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết.
  • Quy định cụ thể cá nhân, cơ quan có chức vụ, quyền hạn giải quyết nằm ở mục 1, Chương 3, Luật Khiếu nại 2011

Thời hiệu khiếu nại hành chính

Theo quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp đặc biệt mà người khiếu nại thực hiện được quyền khiếu nại trong thời hạn 90 ngày do ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác, thì thời gian này sẽ không tính với thời hiệu khiếu nại.

thời hạn khiếu nại hành chính

Thời hạn khiếu nại hành chính

Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính sẽ không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện khiếu nại hay chưa, nếu đủ điều kiện thì vẫn được Toà án thụ lý để giải quyết. Chúng ta có thể thấy, thực hiện việc khiếu nại hay khởi kiện vụ án hành chính rất khó đối với những người không am hiểu pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, việc các Luật sư tham gia hỗ trợ, tư vấn giúp người bị xâm phạm là điều rất cần thiết.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý bạn đọc về câu hỏi Có bắt buộc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính không. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật hành chính của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết