Luật Hành Chính

Án phí khi khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong cùng một vụ án

Án phí là một khoản chi phí trả cho việc xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật Việt Nam có quy định rất rõ về án phí, mức phí án dành cho các trường hợp xét xử cụ thể. Vậy án phí khi khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong cùng một vụ án được tính như nào? Cùng tìm hiểu nhé!

 

Mức án phí khi khởi kiện quyết định hành chính là bao nhiêu?

Mức án phí khi khởi kiện quyết định hành chính là bao nhiêu?

Án phí là gì?

  1. Theo quy định của pháp luật hành chính, các đương sự phải chịu án phí, lệ phí theo đúng quy định đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ  trong quan hệ pháp luật tòa án giải quyết.
  2. Pháp luật Việt Nam quy định về mức thu án phí, lệ phí để buộc các đương sự phải chịu một phần chi phí của Nhà nước cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Ngoài ra, trong trường hợp hợp cảnh của đương sự khó khăn thì tùy thuộc vào mức độ được Tòa án cho miễn một phần hoặc toàn bộ án phí, lệ phí.
  3. Án phí bao gồm các loại sau:
  • Án phí dân sự, gồm có các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
  • Án phí hình sự;
  • Án phí hành chính.

>> Xem thêm: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính

Cách tính án phí khi khởi kiện quyết định hành chính nhà nước

Các trường hợp người khởi kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm

Người khởi kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong các trường hợp sau:

  • Người khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gây ra thì phải chịu án phí dân sự sơ thẩm nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại của người khởi kiện không được Tòa án chấp nhận (khoản 6 Điều 32 NQ 326/2016/UBTVQH14).
  • Trường hợp Tòa án tiến hành đối thoại trước khi mở phiên tòa hành chính sơ thẩm mà các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc không chấp nhận, hoặc chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của người khởi kiện thì người khởi kiện phải chịu 50% mức án phí (kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch) đối với phần không được chấp nhận đó (khoản 7 Điều 32, khoản 7 Điều 26, Điều 27 NQ 326/2016/UBTVQH14).
  • Người khởi kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu về bồi thường thiệt hại không được Tòa án chấp nhận (Khoản 7 Điều 32, khoản 4 Điều 26, Điều 27 NQ 326/2016/UTVQH14).
  • Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc không chấp nhận, hoặc chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của người khởi kiện thì người khởi kiện vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần được thỏa thuận không chấp nhận đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì người khởi kiện phải chịu 50% án phí dân sự sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (khoản 7 Điều 32, khoản 8 Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTV14).
  • Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo các trường hợp trên. (khoản 7 Điều 32, khoản 10 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBT VQH14).

Một số trường hợp người khởi kiện phải nộp án phí sơ thẩm

Một số trường hợp người khởi kiện phải nộp án phí sơ thẩm

Các trường hợp người khởi kiện được miễn, giảm án phí dân sự sơ thẩm

  1. Người khởi kiện được miễn án phí dân sự sơ thẩm trong các trường hợp sau:
  • Người khởi kiện yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. (điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
  • Người khởi kiện là trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. (điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

2. Người khởi kiện được giảm án phí dân sự sơ thẩm trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận người khởi kiện chịu toàn bộ, hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà người khởi kiện thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người khởi kiện phải chịu. Phần án phí mà người khởi kiện nhận nộp thay người khác thì không được giảm. (khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)
  • Trường hợp người khởi kiện gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp án phí dân sự sơ thẩm và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người khởi kiện cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà người khởi kiện phải nộp. (khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

Cách tính án phí hành chính trong một số trường hợp đặc biệt

Án phí khi khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong một vụ án

  • Trường hợp người khởi kiện yêu cầu hủy nhiều quyết định hành chính có liên quan đến nhau thì tòa án giải quyết các yêu cầu này trong cùng một vụ án; án phí sơ thẩm, phúc thẩm là 300.000 đồng.
  • Nếu người khởi kiện yêu cầu hủy các quyết định hành chính độc lập với nhau thì Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết bằng các vụ án hành chính khác nhau.

Cách tính án phí trong một số trường hợp đặc biệt

Cách tính án phí trong một số trường hợp đặc biệt

Trường hợp các bên đương sự đối thoại thành trước khi mở phiên tòa

  • Căn cứ vào khoản 4 Điều 32 và III Phần A của Danh mục kèm theo của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì đối với trường hợp đối thoại thành, đình chỉ vụ án thì các bên phải chịu 150.000 đồng án phí hành chính sơ thẩm.

>> Xem thêm: Án phí tranh chấp đất đai được tính như thế nào?

Như vậy, án phí khi khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong cùng một vụ án được chia ra nhiều trường hợp xem Tòa án có thụ lý giải quyết những yêu cầu này không. Nếu giải quyết thì giải quyết tất cả các yêu cầu trong vụ án hay giải quyết độc lập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn luật hành chính thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

 

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết