Luật Hành Chính

Hạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tế có bị tội trốn thuế

Hạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tế có bị tội trốn thuế hay không là một vấn đề đang rất được quan tâm trong các giao dịch mua bán. Người mua và người bán thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá trị thực tế nhằm trốn thuế. Vậy hành vi trên được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Chuyên tư vấn luật giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Hạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tếHạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tế

Cấu thành tội phạm tội trốn thuế?

Chủ thể tội trốn thuế

Chủ thể của tội trốn thuế bao gồm:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên. (được quy định tại Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
  • Những đối tượng phải nộp thuế theo quy định của luật về thuế.
  • Những đối tượng phải đóng thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Do đó chủ thể của tội trốn thuế thông thường là các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm mục đích sinh lời, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, là những người có trách nhiệm, quyền hạn trong doanh nghiệp.
  • Những người ở các cơ quan liên quan như Hải quan, cơ quan giám định tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế cũng có thể là chủ thể của tội này.

Khách thể tội trốn thuế

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 thuộc chương XVIII về “Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nên khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách Nhà nước. Khách thể trực tiếp của tội trốn thuế xâm hại là các quy định của Nhà nước về trách nhiệm phải đóng thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,…

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan có thể nhìn thấy của tội trốn thuế được thể hiện là hành vi không nộp thuế theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế, quyết toán thuế, … Hành vi này thường được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn so với mức phải đóng.

Tuy nhiên, không phải mọi hành vi trốn tránh việc nộp thuế đều bị coi là tội trốn thuế. Người vi phạm tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì mới bị coi là tội trốn thuế. Còn các trường hợp khác tùy vào mức độ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội trốn thuế cũng như các tội phạm khác bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích.

Lỗi của người thực hiện hành vi trốn thuế là lỗi cố ý vì người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình gây thất thoát ngân sách Nhà nước nhưng vẫn thực hiện.

Người thực hiện hành vi trốn thuế cũng có mục đích và động cơ nhất định là trốn càng nhiều thuế càng tốt.

CSPL: Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá mua thực tế có bị ấn định thuế

Ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá mua thực tếGhi giá trên hợp đồng thấp hơn giá mua thực tế

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan đưa ra một số tiền cụ thể phải nộp cho cá nhân, tổ chức thay vì để họ chủ động khai thuế, nộp thuế theo quy định.

Các trường hợp bị ấn định thuế được quy định tại Điều 50, 51, 52 Luật Quản lý thuế 2019. Trong đó, hàng vi ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá mua thực tế được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật này: Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; Hành vi này bị ấn định thuế theo quy định của pháp luật.

CSPL: Luật Quản lý thuế 2019.

Hạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tế bị phạt không

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi hạ giá trên hợp đồng thấp hơn với giá thực tế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào quy định tại Điều 200 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người có hành vi hạ giá trên hợp đồng thấp hơn thực tế để trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trốn thuế với số tiền dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trốn thuế và thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư bào chữa tội trốn thuế

  • Tư vấn về hành vi vi phạm cấu thành Tội trốn thuế
  • Bào chữa, kêu oan hoặc hướng chuyển tội danh
  • Tư vấn định khung hình phạt đối với tội danh
  • Bào chữa xin giảm nhẹ mức hình phạt
  • Tham gia bào chữa trong các phiên tòa
  • Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thủ tục kêu oan

Luat su bao chua toi tron thueLuật sư bào chữa tội trốn thuế

 Trên đây là bài viết trình bày về quy định tội trốn thuế. Tội trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó còn phân tích hành vi hạ giá hợp đồng thấp hơn giá thực tế và cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa tội trốn thuế. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về vấn đề này,vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật hoặc qua hotline:1900.63.63.87 để được tư vấn trực tiếp nhanh chóng và hiệu quả. Trân trọng!

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!