Luật Xây Dựng

Giấy Tờ Cần Có Để Được Cấp Giấy Chứng Nhận Sở Hữu Công Trình Xây Dựng Không Phải Là Nhà Ở

Khi làm Giấy chứng nhận ngoài việc được chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở thì còn có thể được cấp Giấy chứng nhận cho công trình xây dựng. Việc cấp giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ được làm rõ.

Giấy tờ cần có để được cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Giấy tờ cần có để được cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

Giấy chứng nhận sở hữu công trình là gì?

Giấy chứng nhận sở hữu công trình (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất được quy định cụ thể tại (Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Theo đó, người có giấy chứng nhận sẽ là cơ sở để xác nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở trên phần đất đó, là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh sau này cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công trình trên đất.

Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư;
  • Sơ đồ công trình xậy dựng và các giấy tờ khác liên quan.

Lưu ý: Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

  • Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình;
  • Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp không có một trong những giấy tờ nêu trên đây thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ về quyền sở hữu công trình nêu trên đây thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng?

Thành phần hồ ớ và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị được các giấy tờ nêu trên. Người sở hữu công trình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận ghi biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không tiếp nhận và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Sau đó, chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.

Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường giao Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

  • Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
  • Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

Cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai trong thời hạn không quá 5 ngày.

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

  • Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  • Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính. Cơ quan thuế xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra ký duyệt hồ sơ; Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; xác nhận vào bản chính giấy tờ việc đã cấp Giấy chứng nhận theo quy định và trả kết quả.

Trên đây là bài viết tư vấn về nội dung “Giấy tờ cần có để được cấp Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở”. Trong trường hợp khách hàng còn thắc mắc thêm về những vấn đề liên quan đến bài viết hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý nào khác, xin vui lòng liên hệ đến Luật sư Xây Dựng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết