Luật Doanh Nghiệp

Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Có Được Làm Giám Đốc Công Ty Khác

Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam, trong công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Người được bổ nhiệm làm giám đốc công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện cũng như có các quyền lợi, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giám đốc công ty cổ phần có được làm giám đốc công ty khác.

Giám đốc công ty cổ phần có được làm công ty khác?
Giám đốc công ty cổ phần có được làm công ty khác?

>>Xem thêm: Người quản lý trong công ty cổ phần là ai? Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty cổ phần?

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty cổ phần là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Theo Khoản 3 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trongcông ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội
  • Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trongkinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Giám đốc công ty cổ phần có được làm giám đốc công ty khác hay không?

Theo quy định tại Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005 (đã hết hiệu lực), cấm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

Giám đốc CTCP không được đồng thời làm giám đốc, tổng giám đốc công ty khác
Giám đốc CTCP không được đồng thời làm giám đốc, tổng giám đốc công ty khác

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ đi quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”, trừ quy định tại khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014.

Vì vậy, từ sau ngày 1/7/2015 (Luật doanh nghiệp có hiệu lực) thì giám đốc công ty cổ phần được làm giám đốc của công ty khác, trừ trường hợp doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nước. Còn trước trước ngày 1/7/2015, thì các hành vi “giám đốc hai nơi” là vi phạm pháp luật doanh nghiệp (bị cấm thực hiện).

Hậu quả pháp lý của việc làm giám đốc hai công ty cùng lúc?

Cá nhân đang là giám đốc công ty cổ phần nhưng vẫn đảm nhiệm giám đốc của một doanh nghiệp khác, hành vi được thực hiện trước ngày 1/7/2015 thì sẽ vi phạm pháp luật doanh nghiệp, và sẽ để lại các hậu quả sau:

Thứ nhất, vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng theo điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP, đồng thời bị buộc phải miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần (điểm c, Khoản 3).

Thứ hai, việc bị buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần có thể khiến Công ty cổ phần đó bị mất quyền hưởng ưu đãi thuế TNDN (nếu có), do phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi Khoản d Điểm 2.2 Mục I Phần H Thông tư số130/2008/TT-BTC chỉ chấp nhận việc ưu đãi thuế TNDN theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đối với doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh lần đầu (tức chưa có sự thay đổi điều chỉnh nào).

Thứ ba, về hoàn thuế, tại Công văn số 3267/TCT-KK ngày 14/8/2014, Tổng cục Thuế cho rằng trường hợp một công ty cổ phần có giám đốc đồng thời đảm nhận chức vụ giám đốc tại một công ty khác thì bị xem là vi phạm khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 và khoản 4 Điều 15 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Theo đó, áp dụng Công văn số 13238/BTC-TCT ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính, nếu vị “”Giám đốc hai nơi”” tự khắc phục lỗi bằng cách từ bỏ bớt một chức giám đốc và doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường thì hồ sơ hoàn thuế mới được chấp nhận. Ngược lại, nếu bị Sở KH-ĐT thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và buộc phải làm thủ tục giải thể thì số thuế GTGT của hồ sơ đó không được xét hoàn.

Điều cần biết là trường hợp một người vừa là giám đốc Công ty cổ phần, vừa là giám đốc Công ty TNHH thì các hậu quả pháp lý (nếu có) chỉ thuộc về phía Công ty cổ phần, riêng Công ty TNHH không bị xem là vi phạm (Công văn số 1346/TCT-KK ngày 21/4/2010 của Tổng cục Thuế)

Lưu ý, trường hợp một người được bầu làm giám đốc tại hai công ty, trong đó có một là công ty cổ phần thì trước ngày 1/7/2015, nên làm đơn xin từ nhiệm chức danh giám đốc của một trong hai công ty. Nếu đơn bị khước từ thì nên cầu cứu đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tránh những hậu quả pháp lý về sau.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc “Giám đốc công ty cổ phần có được làm giám đốc công ty khác”. Để được tư vấn hay thực hiện các thủ tục liên quan đến Công ty cổ phần xin vui lòng liên hệ ngay với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tốt nhất!

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết