Luật Hình Sự

Giám định thương tích ở đâu? Hồ sơ thủ tục giám định tỷ lệ thương tật

Khi hành vi của người khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của bản thân, mọi người thường quan tâm đến vấn đề giám định thương tích ở đâu nhằm xác định được tỷ lệ thương tật mà mình đang phải chịu, từ đó làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến vấn đề giám định thương tích.

Giám định thương tích

                    Giám định thương tích

Giám định thương tích được thực hiện ở đâu?

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 12  Luật Giám định tư pháp 2012, Nghị định 85/2013/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Mẫu Đơn đề nghị giám định thương tật

Thẩm quyền giám định thương tích

  • Viện pháp y quốc gia thuộc của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012, Nghị định 85/2013/NĐ-CP.

Thẩm quyền giám định thương tích

                      Thẩm quyền giám định thương tích

Trình tự thủ tục yêu cầu giám định thương tích

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định

  • Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.
  • Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.

Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu

  • Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Thời hạn này cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương tật.
  • Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Bước 3: Thông báo kết quả giám định

  • Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Căn cứ Điều 205, Khoản 1 Điều 208, Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Lệ phí giám định thương tích

  • Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
  • Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.
  • Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
  1. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
  2. Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.
  3. Chi phí vật tư tiêu hao.
  4. Chi phí sử dụng dịch vụ.
  5. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định tư pháp phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong các lĩnh vực cụ thể.
  6. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Điều 36 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Điều 3, Điều 6 Nghị định  81/2014/NĐ-CP.

Giám định thương tật bao lâu có kết quả

  • Thời hạn giám định thương tật không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.
  • Trường hợp giám định thương tật không thể tiến hành đúng thời hạn trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 208, khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự

Thời hạn giám định thương tật

Thời hạn giám định thương tật

Cách xác định tỷ lệ thương tích

  • Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
  • T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
  • T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
  • Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
  • Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Bài viết truyền tải đến Quý bạn đọc các thông tin về thẩm quyền, trình tự thủ tục, chi phí, thời gian giám định thương tích và phương pháp xác định tỷ lệ thương tật. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về vấn đề giám định thương tích thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.

 

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết