Luật Thừa Kế

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất liên quan đến việc xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của các bên liên quan sau khi người sở hữu đất qua đời. Các tranh chấp này thường xảy ra do có sự bất đồng, xung đột với nhau về quyền và lợi ích giữa các bên thừa kế di sản. Tuy nhiên, quy định pháp luật về thừa kế hiện nay khá phức tạp, người dân không nắm được quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý khách nội dung này.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải. Do đó, các bên có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Thủ tục cụ thể được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện phải chuẩn bị các tài liệu sau:

Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

Các giấy tờ chứng minh nhân thân:

  • Giấy khai sinh,
  • Chứng minh thư nhân dân,
  • Giấy chứng nhận kết hôn,
  • Sổ hộ khẩu,
  • Giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản

Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 5: Tiến hành hòa giải.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó:

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
  • Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 203, Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Các dạng chia thừa kế đất đai khi tranh chấp xảy ra

Chia thừa kế đất đai theo di chúc

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc tuân theo ý nguyện của người để lại di chúc, trừ trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Cách thức phân chia di sản thừa kế theo di chúc:

  • Phân chia di sản theo hiện vật: người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Các bước tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc:

  • Công bố di chúc.
  • Các đồng thừa kế họp mặt để thỏa thuận phân chia di sản, xác định các nghĩa vụ tài sản cần trả, lập biên bản Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản.
  • Công chứng và niêm yết công khai Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 644, Điều 656, Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi là BLDS 2015).

Các dạng chia thừa kế đất đai

                      Các dạng chia thừa kế đất đai

>> Xem thêm: Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Chia thừa kế đất đai theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Các bước phân chia thừa kế theo pháp luật:

  • Các đồng thừa kế họp mặt thỏa thuận về phân chia di sản, xác định các nghĩa vụ tài sản cần trả, lập biên Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản;
  • Công chứng và niêm yết công khai Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản.

Cách thức phân chia thừa kế theo pháp luật:

  • Phân chia di sản bằng hiện vật;
  • Không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật;
  • Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Cơ sở pháp lý: Điều 651, Điều 649, Điều 656, Điều 660 BLDS 2015.

>> Xem thêm: Chia thừa kế theo pháp luật

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của Chuyên Tư Vấn Luật

  • Tư vấn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và mẫu đơn khởi kiện;
  • Soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng khi xảy ra tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
  • Tư vấn xác định những người có quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, những người không được hưởng di sản thừa kế;
  • Tư vấn cách thức chia di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;
  • Tư vấn cách xác định tính hợp pháp của di chúc;
  • Luật sư thu thập chứng cứ trong tranh chấp thừa kế;
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia vụ kiện tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, thông báo thực trạng giải quyết tranh chấp cho khách hàng.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế

                  Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế

Vấn đề cần lưu ý trong việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

  • Xác định người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc phân chia di sản thừa kế đó không
  • Xem xét tính hợp pháp của di chúc
  • Trong trường hợp có di chúc thì xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
  • Xác định rõ tất cả di sản có được định đoạt trong di chúc không (trường hợp có di chúc)
  • Xác định đầy đủ những người được hưởng thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di chúc hoặc di chúc chỉ định đoạt một phần di sản)
  • Xem xét thời hiệu phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể phức tạp và yêu cầu sự tham gia của các chuyên gia pháp lý. Để đảm bảo rằng quyền và lợi ích được bảo vệ, việc tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp thừa kế là rất cần thiết. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật thừa kế.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.73 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết