Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu ở Việt Nam là một trong những tranh chấp phổ biến do nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu ngày càng tăng. Nắm được tình hình trên, Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các vụ tranh chấp nổi tiếng, phương thức giải quyết tranh chấp cũng như dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu uy tín.

Giải quyết tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu

Giải quyết tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu là gì?

  • Tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Các vụ tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

  • Vụ án liên quan đến tranh chấp nhau thương hiệu Grow Plus (sữa bổ xung chất cho trẻ em chậm lớn, thấp còi) giữa Vinamilk và Nutifood.
  • Giữa năm 2015, Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm có nhãn hiệu Dielac Grow Plus và đã gặp phản ứng của Nutifood khi họ đã đang lưu hành sản phẩm nhãn hiệu Grow Plus từ trước đó.
  • Năm 2015 Nutifood đã khởi kiện Vinamilk liên quan đến việc trùng lặp thương hiệu Grow Plus.
  • Nutifood có đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng minh là chủ hợp pháp của tên thương hiệu Grow Plus
  • Dielac Grow Plus của Vinamilk cũng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.
  • Vụ việc trở lên quá phức tạp và chưa có cơ chế giải quyết triệt để vấn đề này nên hiện tại cả 2 tên nhãn hiệu trên vẫn đang cùng lưu hành trên thị trường.

Phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng.

  • Khi có tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên thì bên bị xâm phạm có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi đó và bồi thường các thiệt hại phát sinh (Nếu có).
  • Việc thương lượng, hoà giải giúp cho các bên tiết kiệm được chi phí, không bị ràng buộc bởi các thủ tục theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi dựa trên sự tự nguyện của các bên mà không có chế tài nào áp dụng.

Yêu cầu các Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp
  • Những cơ quan trên có quyền áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra Tòa án.

Khi hai bên không thể thương lượng; hòa giải thì bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo khoản 4 Điều 26 hoặc Khoản 2 Điều 30; Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu; hoặc bản sao có công chứng; hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
  • Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
  • Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
  • Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này (nếu có).

Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP và Điều 200 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009 và 2019)

Giải quyết tranh chấp bằng phương án Trọng tài thương mại

  • Tổ chức cá nhân bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra Trung tâm trọng tài theo điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019);
  • Điều 49, Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan
  • Thủ tục giải quyết thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài

Phương thức giải quyết tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu

Phương thức giải quyết tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

  • Về cơ bản, những tranh chấp về nhãn hiệu, thương hiệu không có mục đích lợi nhuận sẽ được giải quyết bởi Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại
  • Tuy nhiên, nếu một trong các bên tranh chấp hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
  • Đối với phương án sử dụng trọng tài thì các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài theo mong muốn tuy nhiên phải lập thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010

Căn cứ: khoản 4 Điều 26; khoản 2, Điều 30; điểm a khoản 1 và khoản 3, Điều 35; điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

  • Dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các điều kiện tiền tố tụng: xác định thẩm quyền của cơ quan tài phán, các điều kiện trước khi được khởi tố vụ án
  • Soạn thảo đơn khởi kiện đảm bảo đúng nội dung, hình thức theo quy định tại khoản 4, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Dịch vụ nộp tiền tạm ứng án phí
  • Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm
  • Tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp với tư cách là người bào chữa, đại diện ủy quyền cho nguyên đơn, bị đơn.
  • Tham gia vào quá trình thu thập nguồn chứng cứ
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng khi cơ quan tài phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục kháng cáo án sơ thẩm
  • Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trong quá trình khởi kiện

>> Xem thêm: Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu

Trên đây là bài viết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu. Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc về phương thức giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền cũng như một số vấn đề pháp lý khác. Nếu bạn có khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp thì bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi thông qua Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Sở hữu trí tuệ tư vấn và hỗ trợ.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết