Luật Dân sự

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản – Chuyên tư vấn luật

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản xảy ra khi một hoặc cả hai bên có tranh chấp về những điều khoản trong hợp đồng ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bên còn lại, việc giải quyết tranh chấp này sẽ được đưa ra tòa án để xét xử cụ thể quy trình cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp này như thế nào bài viết dưới đây sẽ nêu chi tiết:

Giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?

Là việc Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trên các trong hợp đồng vay tài sản theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và người thứ ba liên quan.

Các loại hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản không bảo đảm

Hợp đồng vay tài sản không bảo đảm

Một số hợp đồng vay tài sản thường gặp

Hợp đồng vay tài sản tùy vào mức lãi suất mà có thể chia thành hai loại, cụ thể:

  • Hợp đồng có đền bù – tức có lãi suất cho vay;
  • Hợp đồng không có đền bù – tức không có lãi suất

Tùy theo kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà hợp đồng cho vay còn được chia thành hai loại là:

  • Hợp đồng cho vay tài sản có kỳ hạn;
  • Hợp đồng cho vay tài sản không kỳ hạn.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, các bên nên thương lượng với nhau để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền tự thỏa thuận về Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Cơ sở pháp lý điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Trình tự tiến hành

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
  • Bước 2: Tòa án xem xét thụ lý đơn khởi kiện
  • Bước 2: Tòa án xem xét thụ lý đơn khởi kiện
  • Bước 4: Xét xử và ra bản án

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện để để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp HĐVTS là 03 năm , kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên chủ thể trong tranh chấp.

Cơ sở pháp lý điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật sư bảo vệ khi tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Luật sư bào chữa

  • Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
  • Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể;
  • Đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với bên tranh chấp;
  • Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu theo đúng thủ tục luật định;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án trong phiên xét x
  • Đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Bào chữa cho thân chủ của mình trước Tòa án bằng kiến thức chuyên môn;
  • Cung cấp các chứng cứ cần thiết cho Tòa án.

Đây là bài viết về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc, cần tư vấn hay tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan tới bài viết này hoặc pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng thì có thể liên hệ luật sư của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý

Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Thừa Kế, Dân Sự, Đất Đai

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

Tổng số bài viết: 498 bài viết

error: Content is protected !!