Luật Thừa Kế

Tư vấn giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu

Tư vấn giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu là dịch vụ tư vấn pháp lý khi phát sinh tranh chấp do hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp nếu không xác định rõ ràng thời hiệu khởi kiện cho việc chia di sản thừa kế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

Tranh chấp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu

Thời hiệu thừa kế theo quy định pháp luật

Theo Điều 150 Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS) quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:

  • Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Thời hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Các căn cứ phát sinh quan hệ dân sự do thời gian làm cho quá trình chứng minh phức tạp. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Toà án cần phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ để xác định sự thật khách quan nên nếu thời gian đã qua đi quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm chính xác.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu như đã nêu trên.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Căn cứ theo Điều 155 BLDS thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Căn cứ theo tiểu mục 2.4, khoản 2 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể:

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

  • Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
  • Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
  • Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Thứ hai, người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

>> Xem thêm: Người nào được hưởng di sản mà không phụ thuộc di chúc

Giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu

Thời hiệu chia di sản thừa kế

Có người quản lý tài sản

Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định như sau:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Không có người quản lý tài sản

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định về trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
  • Nếu không có người chiếm hữu thì di sản thuộc về Nhà nước

Điều đó có nghĩa là, dù có người thừa kế nhưng không có thừa kế nào quản lý di sản tại thời điểm hết thời hạn 10 năm hoặc 30 năm thì di sản sẽ thuộc về người đang chiếm hữu di sản ngay tình, liên tục, công khai 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản; nếu không có người chiếm hữu di sản, hoặc có nhưng việc chiếm hữu không ngay tình, không liên tục, không công khai, hoặc việc chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai nhưng không đủ thời gian 10 năm hoặc 30 năm thì di sản thuộc sở hữu Nhà nước.

>> Xem thêm: Người thừa kế mất tích phần di sản giải quyết thế nào?

Luật sư hỗ trợ như thế nào khi xảy ra tranh chấp chia di sản thừa kế?

Luật sư hỗ trợ tư vấn

Luật sư hỗ trợ tư vấn

  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp quyền thừa kế, hàng thừa kế, tài sản thừa kế, giá trị pháp lý của di chúc
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế
  • Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải với đối phương.
  • Giúp khách hàng hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc.
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư tại các cấp tòa xét xử.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Khi tranh chấp chia di sản thừa kế đã hết thời hiệu, việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Do đó, việc tham khảo ý kiến của luật sư là điều hết sức cần thiết đảm bảo tối đa lợi ích của mình. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật thừa kế.

>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết