Luật Hợp Đồng

Tư vấn giải quyết rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng

Rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng là “hạt sạn” khá phổ biến phát sinh trong quá trình thực hiện HỢP ĐỒNG. Tổn thất trong nghiệp vụ bảo lãnh còn lớn buộc các bên khi tham gia giao kết phải có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho bạn đọc cụ thể và quy định pháp luật và thực trạng của vấn đề nêu trên.

Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Thế nào là hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng?

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

  • Hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  • Ngoài ra có các loại bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận và đồng bảo lãnh.

>> Xem thêm: Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Là Gì?

Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Phân loại hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng là mẫu hợp đồng được hai bên thỏa thuận ký kết về bảo lãnh, trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng. Điều kiện đối với khách hàng bảo lãnh bao gồm:

  • Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật;
  • Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ hợp pháp theo quy định pháp luật;
  • Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp bảo lãnh đánh giá khả năng hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Các loại hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Các loại hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:

  • Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  • Tài liệu về khách hàng;
  • Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
  • Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có)

Thỏa thuận cấp bảo lãnh là nội dung thỏa thuận giữa các bên bao gồm:

  • Các quy định pháp luật áp dụng;
  • Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
  • Nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
  • Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
  • Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Phí bảo lãnh;
  • Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;
  • Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Giải quyết rủi ro hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Giải quyết rủi ro hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

>> Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc do bên mua không tách được sổ

Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được chấm dứt theo các trường hợp được quy định tại Điều 23 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng:

  • Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
  • Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
  • Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng khi phát hành bảo lãnh?

Đối với ngân hàng khi phát hành bảo lãnh cũng gặp một số rủi ro pháp lý khi cấp bảo lãnh cho khách bao gồm các rủi ro sau đây:

  • Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh, quy định chung của pháp luật chưa nói rõ hệ quả pháp lý đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của việc bên nhận bảo lãnh thỏa thuận với bên được bảo lãnh về việc gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh hoặc bổ, về phía ngân hàng thì khó mà từ chối việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Không thỏa thuận rõ phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, quy định không cụ thể về nguyên tắc có thể hiểu thỏa thuận nêu trên có hiệu lực quy định chung về giao dịch đảm bảo và ngân hàng phát hành không thể từ chối nghĩa vụ bảo lãnh của mình;
  • Bên được bảo lãnh phá sản, thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi khoản nợ đến hạn khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán trong trường hợp phá sản;
  • Thế quyền của bên nhận bảo lãnh, quy định nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh phải hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

>> Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản Để Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

Giải quyết rủi ro trong hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng

Khi hợp đồng bảo lãnh gặp rủi ro hoặc tranh chấp xảy ra thì giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo lãnh theo một số cách sau:

  • Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh được giải quyết theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo lãnh phù hợp với quy định pháp luật;
  • Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật Việt Nam;
  • Các bên có thể thỏa thuận Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh ngân hàng.

Luật sư tư vấn giải quyết hợp đồng bảo lãnh ngân hàng?

  • Tư vấn về cách thực giải quyết tranh chấp khi xảy ra tranh chấp hợp đồng bảo lãnh ngân hàng;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng biết quy định cụ thể của pháp luật về tranh chấp hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng;
  • Đưa ra một số giải pháp tốt nhất cho khách hàng về giải quyết hợp đồng bảo lãnh ngân hàng;
  • Tư vấn các thủ tục khởi kiện và soạn thảo các đơn từ khởi kiện cho khách hàng, tham gia thủ tục tố tụng tại Tòa án giành quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;

Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về việc tư vấn giải quyết rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh ngân hàng? Nếu như có thắc mắc về các vụ việc này hay cần tư vấn giải quyết hãy liên hệ tới LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết