Luật Đất Đai

Hướng giải quyết khi đất được thừa kế không có sổ đỏ

Đất được thừa kế không có sổ đỏ xử lý thế nào?đang là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc khi tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được THỪA KẾ. Vậy khi được chia di sản là đất nhưng không có sổ đỏ thì phải thực hiện thủ tục khai nhận ra sao và luật hướng dẫn về vấn đề này thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

>>Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ có được lập di chúc không?

Quy định pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 97 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Tại Điều 99 Luật này quy định trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Hướng giải quyết khi đất được thừa kế không có sổ đỏ

Đất không có sổ đỏ có được để thừa kế không

giải quyết đất không sổ đỏ

Giải quyết đất không có sổ đỏ

Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền sử dụng đất là một trong những tài sản được coi là di sản. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Vậy, đất không có sổ đỏ, nhưng có các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 100, hoặc thuộc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sẽ được cấp quyền sử dụng đất, bao gồm:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Dù đất không có sổ đỏ, nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên thì đất chưa được cấp sổ đỏ vẫn được coi là di sản theo quy định pháp luật và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, đất không có sổ đỏ vẫn được thừa kế.

Trường hợp không được hưởng thừa kế là nhà, đất

Căn cứ tại Điều 621 BLDS 2015, trường hợp có di chúc mà người được hưởng di sản thuộc các hành vi sau đây thì không được hưởng di sản thừa kế là nhà, đất:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Hướng dẫn lập di chúc khi đất không có sổ đỏ

thừa kế di sản là nhà đất

Thừa kế di sản là nhà đất

Theo Điều 188 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế phải đáp ứng điều kiện tại khoản 1, và văn bản thừa kế phải công chứng hoặc chứng thực theo điểm c, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, Điều 628 BLDS 2015 quy định di chúc có 04 loại, chỉ có di chúc lập bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực mới phải có sổ đỏ, còn hai loại không có người làm chứng hoặc có người làm chứng thì có thể không có sổ đỏ.

Quyền thừa kế khi đất không có Giấy chứng nhận

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế tại khoản 1 do đó đất chưa có sổ đỏ thì vẫn có quyền thừa kế khi di chúc để lại lập bằng văn bản không có hoặc có người làm chứng theo Điều 633 và 634 BLDS 2015.

>>> MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO BÀI VIẾT: THỦ TỤC SANG TÊN ĐẤT DO NHẬN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bước 1. Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, những người thừa kế đủ điều kiện để thực hiện khai nhận thừa kế có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại Điều 59.

Bước 2. Tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản

Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định di sản chỉ là bất động sản và động sản hoặc có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nới người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác với nơi thường trú của người này);

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết hướng giải quyết khi đất được thừa kế không có sổ đỏ. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh pháp luật Đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết