Luật Đất Đai

Giải Quyết Tranh Chấp Đòi Nhà Cho Ở Nhờ

Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ diễn ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc quá đặt niềm tin vào người được ở nhờ. Quá trình giải quyết vụ án rất lâu, phức tạp, nhiều trường hợp chủ sở hữu thật sự không thể đòi lại được nhà từ người chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp.

Các dạng tranh chấp nhà cho ở nhờ

Các dạng tranh chấp nhà cho ở nhờ

Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ được quy định như thế nào?

Pháp luật hiện hành quy định việc cho ở nhờ được hiểu như sau là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho ở nhờ giao nhà ở cho bên ở nhờ để sử dụng mà không phải trả tiền, còn bên ở nhờ được sử dụng nhà ở đó để ở (có thời hạn hoặc không có thời hạn) và phải trả lại nhà ở đó khi hết hạn như đã thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của bên cho ở nhờ (nếu chưa có thỏa thuận thời hạn trả nhà trước đó). Việc ở nhờ nhà ở có thể được thực hiện thông qua hợp đồng hoặc bằng miệng.

Tranh chấp nhà ở xảy ra khi bên ở nhờ không chịu trả nhà lại cho bên chủ sở hữu (người cho ở nhờ) khi hết thời hạn trên hợp đồng hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu, trường hợp các bên không có thỏa thuận thời hạn trả nhà trên hợp đồng hoặc không có hợp đồng.

Quyền đòi lại nhà khi có tranh chấp đối với nhà cho người khác ở nhờ?

Theo quy định pháp luật, Điều 164 và Điều 166 Bộ Luật dân sự 2015 thì Chủ sở hữu có quyền đòi lại nhà ở từ người chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình. Nghĩa là có quyền đòi lại nhà ở do người khác ở nhờ đang chiếm giữ, sử dụng.

Do vậy, luật tố tụng dân sự 2015, căn cứ Điều 26, Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì để đòi lại tài sản là căn nhà đã cho ở nhờ, chủ sở hữu có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết, buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình phải trả lại tài sản. Cụ thể tòa án có thẩm quyền là tòa cấp huyện, quận nơi có nhà ở đang tranh chấp.

Hướng dẫn cách đòi lại nhà khi có tranh chấp đối với nhà cho người khác ở nhờ?

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, để lấy lại được căn nhà đang do người khác ở nhờ, đang chiếm hữu và sử dụng thì cần có cơ sở để chứng minh căn nhà đang tranh chấp là nhà ở do mình đang là chủ sở hữu hợp pháp và người đang chiếm hữu, sử dụng kia là người chỉ được ở nhờ, ta cần làm rõ các vấn đề sau:

Trường hợp 1. Các bên có hợp đồng ở nhờ

Thứ nhất, dựa vào Hợp đồng cho ở nhờ để chứng minh người đang chiếm hữu, sử dụng nhà, không phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà đang tranh chấp.

Thứ hai, theo pháp luật tại khoản 2 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, nếu hợp đồng có ghi thời hạn trả thì căn cứ vào hợp đồng, ta có quyền đòi lại nhà sau khi hết thời hạn đã thỏa thuận như trong hợp đồng.

Trường hợp 2. Không có hợp đồng hay văn bản cho ở nhờ

Cần chứng minh quyền sở hữu đối với căn nhà đang tranh chấp, nghĩa là chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà. Để chứng minh ta cần có các giấy tờ sau:

Đòi lại nhà đang tranh chấp khi có hợp đồng cho người khác ở nhờ

Đòi lại nhà đang tranh chấp khi có hợp đồng cho người khác ở nhờ

Một là, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Vì theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định, các giấy tờ trên là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Hai là, các giấy tờ khác để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với ngôi nhà như sau:

Nếu căn nhà trên được tạo lập hợp pháp do đầu tư xây dựng thì căn cứ vào hồ sơ xin cấp phép xây dựng, quyết định chấp thuận và giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu công trình thuộc trường hợp phải xin phép quy định tại Điều 89 Luật xây dựng 2014.

Nếu căn nhà có được do mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật thì cần phải có giấy, hợp đồng mua nhà, thuê mua, tặng cho, di chúc, văn bản hoặc hợp đồng góp vốn, hợp đồng đổi nhà. Ngoài ra, còn có bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.

Với các giấy tờ nêu trên, theo quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự 2015; khoản 2 điều 8 và khoản 1 Điều 9 Luật nhà ở 2014, thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp, nếu đủ điều kiện và nhà ở có các giấy tờ hợp pháp nêu trên.

Trên đây là một số quy định về tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ từ người khác đã ở nhờ và hướng giải quyết tham khảo để có cơ sở để đòi nhà cho ở nhờ từ người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý

Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Thừa Kế, Dân Sự, Đất Đai

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

Tổng số bài viết: 497 bài viết

5 thoughts on “Giải Quyết Tranh Chấp Đòi Nhà Cho Ở Nhờ

  1. cuc says:

    toi goi don kien luat su xem ho la doi nha hay tranh chap dat

    NỘI DUNG VỤ KIỆN
    Nguyên căn nhà số 3 (số cũ:1438 )Đường Hồng Lạc,Phường 10,Quận Tân Bình, TP HCM có nguồn gốc gốc từ các căn nhà số 713,713A, 713B, 713C, 713D Ấp Phú Trung, xã Phú Thọ Hòa, do mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Bổng mua của bà Nguyễn Thị Ánh vào năm 1969 theo Tờ bán đứt ngày 22/01/1969 với diện tích : ngang 15m, dài 16m. Năm 1971 ba tôi (Ông Nguyễn Văn Quý) chết, năm 1977 mẹ tôi (Bà Nguyễn Thị Bổng) chết, chúng tôi tự thỏa thuận phân chia nhà đất theo Tờ chúc ngôn ngày 11/11/1970. Năm 1990, anh rể tôi là ông Đinh Văn Tùng tự ý cho bà Trần Mỹ Ánh mượn 1 phần nhà đất diện tích : ngang 2,5m, dài 6m (là một phần nhà đất không tách rời với số nhà 1438- nay là số 3 đường Hồng Lạc phường 10, Quận Tân Bình) làm nơi buôn bán cây gỗ phế liệu .
    Năm 1994, gia đình tôi láng xi măng phần sân bên hông phải trước cửa nhà tôi cũng là phía trước điểm mua bán gỗ phế liệu mà bà Ánh mượn sử dụng tạm trên phần nhà đất của gia đình tôi thì xảy ra tranh chấp với bà Ánh. Sự việc được UBND Phường 10 hòa giải, tại đây bà Ánh thừa nhận: “ Tôi thừa nhận phần diện tích điểm bán cây gỗ là mượn của ông Tùng, sự việc trên chúng tôi thấy có khuyết điểm”
    Thế nhưng sau đó bà Ánh không chịu trả lại phần nhà đất đã mượn, mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu. Sự việc được các cơ quan chức năng giải quyết bằng các Biên bản và Quyết định sau:
    – Biên bản ngày 21/5/1996 tại UBND Phường 10
    – Biên bản ngày 02/8/2013 tại UBND Phường 10
    – Biên bản ngày 30/8/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 05/9/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 31/10/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 27/11/2014 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 01/08/2016 tại UBND Phường 10
    – Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND Quận Tân Bình

    Ngày 14/7/2016, UBND Quận Tân Bình ban hành Quyết định số: 641/QĐ-UBND, nội dung: “thu hồi Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 với lý do: “ việc ban hành Quyết định nêu trên là chưa phù hợp quy định của pháp luật ”
    Rõ ràng phần nhà đất diện tích: ngang 2,5m, dài 6m do bà Trần Mỹ Ánh đang chiếm dụng là 1 phần không tách rời thuộc căn nhà số 3 (số cũ 1438) Đường Hồng Lạc, Phường 10,Quận Tân Bình, TPHCM mà gia đình tôi đã cho bà Ánh mượn tạm để buôn bán cây gỗ phế liệu, tôi đã nhiều lần đòi lại nhưng bà Ánh không trả.
    Nay yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, như sau:
    – Yêu cầu bà Trần Mỹ Ánh và Ông Trần Văn Oanh hoàn trả lại phần nhà đất diện tích: 2,5m x 6m = 15m2 thuộc một phần thửa 71, tờ bản đồ số 36 Phường 10, Quận Tân Bình đã mượn của tôi .
    Giá trị nhà đất trên tạm tính khoảng: 2.500.000 đồng x 15m2 = 37.500.000 đồng
    Rất mong được sự xem xét giải quyết của quý Tòa. Trân trọng kính chào./.
    Ghi chú : Bảng kê đính kèm đơn khởi kiện
    là danh sách hồ sơ có liên quan.
    Người khởi kiện

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Cuc,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Đơn khởi kiện trên của bạn là yêu cầu Tòa án buộc bên bị đơn phải hoàn trả lại nhà. Như vậy căn cứ vào nội dung đơn khởi kiện ở trên thì đây là đơn khởi kiện đòi nhà.
      Trường hợp bạn muốn được hỗ trợ về việc khởi kiện thì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.
      Trân trọng!

  2. cuc says:

    toi goi don kien luat su xem ho la doi nha hay tranh chap quyen su dung dat

    NỘI DUNG VỤ KIỆN
    Nguyên căn nhà số 3 (số cũ:1438 )Đường Hồng Lạc,Phường 10,Quận Tân Bình, TP HCM có nguồn gốc gốc từ các căn nhà số 713,713A, 713B, 713C, 713D Ấp Phú Trung, xã Phú Thọ Hòa, do mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Bổng mua của bà Nguyễn Thị Ánh vào năm 1969 theo Tờ bán đứt ngày 22/01/1969 với diện tích : ngang 15m, dài 16m. Năm 1971 ba tôi (Ông Nguyễn Văn Quý) chết, năm 1977 mẹ tôi (Bà Nguyễn Thị Bổng) chết, chúng tôi tự thỏa thuận phân chia nhà đất theo Tờ chúc ngôn ngày 11/11/1970. Năm 1990, anh rể tôi là ông Đinh Văn Tùng tự ý cho bà Trần Mỹ Ánh mượn 1 phần nhà đất diện tích : ngang 2,5m, dài 6m (là một phần nhà đất không tách rời với số nhà 1438- nay là số 3 đường Hồng Lạc phường 10, Quận Tân Bình) làm nơi buôn bán cây gỗ phế liệu .
    Năm 1994, gia đình tôi láng xi măng phần sân bên hông phải trước cửa nhà tôi cũng là phía trước điểm mua bán gỗ phế liệu mà bà Ánh mượn sử dụng tạm trên phần nhà đất của gia đình tôi thì xảy ra tranh chấp với bà Ánh. Sự việc được UBND Phường 10 hòa giải, tại đây bà Ánh thừa nhận: “ Tôi thừa nhận phần diện tích điểm bán cây gỗ là mượn của ông Tùng, sự việc trên chúng tôi thấy có khuyết điểm”
    Thế nhưng sau đó bà Ánh không chịu trả lại phần nhà đất đã mượn, mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu. Sự việc được các cơ quan chức năng giải quyết bằng các Biên bản và Quyết định sau:
    – Biên bản ngày 21/5/1996 tại UBND Phường 10
    – Biên bản ngày 02/8/2013 tại UBND Phường 10
    – Biên bản ngày 30/8/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 05/9/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 31/10/2013 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 27/11/2014 tại Phòng TN&MT Quận Tân Bình
    – Biên bản ngày 01/08/2016 tại UBND Phường 10
    – Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND Quận Tân Bình

    Ngày 14/7/2016, UBND Quận Tân Bình ban hành Quyết định số: 641/QĐ-UBND, nội dung: “thu hồi Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 với lý do: “ việc ban hành Quyết định nêu trên là chưa phù hợp quy định của pháp luật ”
    Rõ ràng phần nhà đất diện tích: ngang 2,5m, dài 6m do bà Trần Mỹ Ánh đang chiếm dụng là 1 phần không tách rời thuộc căn nhà số 3 (số cũ 1438) Đường Hồng Lạc, Phường 10,Quận Tân Bình, TPHCM mà gia đình tôi đã cho bà Ánh mượn tạm để buôn bán cây gỗ phế liệu, tôi đã nhiều lần đòi lại nhưng bà Ánh không trả.
    Nay yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, như sau:
    – Yêu cầu bà Trần Mỹ Ánh và Ông Trần Văn Oanh hoàn trả lại phần nhà đất diện tích: 2,5m x 6m = 15m2 thuộc một phần thửa 71, tờ bản đồ số 36 Phường 10, Quận Tân Bình đã mượn của tôi .
    Giá trị nhà đất trên tạm tính khoảng: 2.500.000 đồng x 15m2 = 37.500.000 đồng
    Rất mong được sự xem xét giải quyết của quý Tòa. Trân trọng kính chào./.
    Ghi chú : Bảng kê đính kèm đơn khởi kiện
    là danh sách hồ sơ có liên quan.
    Người khởi kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.