Luật Lao Động

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

 

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục nhằm chấm dứt quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Sự chấm dứt ở đây không hề đơn giản bởi thủ tục này yêu cầu doanh nghiệp vẫn phải thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình. Một trong số đó là nghĩa vụ của doanh nghiệp với người lao động trước khi tiến hành giải thể. Trong bài viết dưới đây  Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp xin cung cấp một vài thông tin cơ bản về bài toán người lao động cho các doanh nghiệp khi tiến hành giải thể. Kính mời bạn đọc cùng theo dõi.

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

 

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

>>Xem thêm:Trình tự, thủ tục, điều kiện tổ chức hội nghị người lao động

Quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN), có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, đó là:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần lưu ý ngoài điều kiện chỉ rơi vào một trong bốn trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

>>Xem thêm: Quyết định giải thể doanh nghiệp: điều kiện và thủ tục như thế nào?

>>Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế

Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp giải thể

Căn cứ khoản 5 Điều 207 LDN, người lao động được ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Người lao động được ưu tiên trả nợ lương

Người lao động được ưu tiên trả nợ lương

Trợ cấp thôi việc được xác định theo khoản 1 Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019: “…người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”. Theo quy định này, người lao động cần trực tiếp chi trả trợ cấp này.

Bên cạnh đó, người lao động còn được chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm năm 2013. Khoản trợ cấp này sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả.

>>Xem thêm: Doanh nghiệp chưa trả hết nợ có được giải thể không?

thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp”. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết