Luật Đất Đai

Nguồn gốc đất có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp đất đai

Xác định nguồn gốc đất đai là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, nhất là các tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật. Do nhiều nguyên nhân như: thời gian, thất lạc, … có thể dẫn đến cho việc thu thập chứng minh căn cứ này của các đương sự trở nên khó khăn. Vậy, đối với các trường hợp này, pháp luật có hướng giải quyết, tháo gỡ nút thắt này như thế nào?

Ý nghĩa việc chứng minh nguồn gốc đất đai trong giải quyết tranh chấp

Khái niệm tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai.

Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.

Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

  • Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn

Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Việc xác định việc loại tranh chấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời hiệu giải quyết tranh chấp.

Hòa giải cơ sở trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

Hình thức giải quyết

Đối với tranh chấp đất đai thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

  • Thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được quy định tại Luật Đất đai, buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn); nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến đất đai thì thủ tục giải quyết sẽ theo thủ tục chung không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua cơ chế hòa giải.

Thủ tục hòa giải cơ sở

  • Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Nếu trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là bước bắt buộc, yêu cầu các bên thực hiện trước khi đưa ra Tòa án giải quyết.

Thẩm quyền Tòa án

Chỉ sau khi các bên đã thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở mà kết quả hòa giải không thành, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền của Tòa án sẽ được xác định như sau:

  • Về cấp tòa, TAND cấp huyện địa phương sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nhưng trong một số trường hợp tòa án nhân nhân cấp tỉnh có thể xem xét chuyển vụ án từ huyện lên để giải quyết.
  • Về theo lãnh thổ, tòa án nhân dân nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết, không theo cơ chế thỏa thuận các bên. Việc này xuất phát từ mục đích nhằm dễ dàng giúp cho Tòa án xác định, thu thập các căn cứ của bất động sản tại địa phương của mình, giảm thiểu thời gian tố tụng, tống đạt.

Giải quyết tranh chấp khi không chứng minh được nguồn gốc đất đai

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất trong tranh chấp đất đai

Trong những trường hợp không thể cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc đất canh tác, pháp luật vẫn ghi nhận, công nhận những căn cứ được thể hiện thông qua các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2013/NĐ-CP)

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất qua từng thời kì được cáp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết