Tin tức

Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động thời vụ mùa vụ

Hiện nay, những tranh chấp hợp đồng lao động thời vụ vẫn còn phát sinh mặc dù pháp luật lao động mới không còn quy định loại hợp đồng này. Để bảo vệ quyền lợi, người lao động cần nắm những quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quy trình khởi kiện, thời hiệu giải quyết tranh chấp. Bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin pháp lý về hợp đồng thời vụ cũng như mang đến dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động uy tín nhất.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thời vụ, mùa vụ 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thời vụ, mùa vụ

Quy định về hợp đồng lao động theo mùa vụ

Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

  • Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, đối với các công việc có tính chất mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng, người lao động sẽ ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với người sử dụng lao động.
  • Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng theo mùa vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa người sử dụng lao động và người lao động về một công việc có tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc xác định trong thời hạn 12 tháng.

 Điều kiện ký kết hợp đồng

  • Để biết được điều kiện để ký hợp đồng lao động trên thì trước tiên phải xác định tính chất công việc người lao động tham gia là gì, nếu bản chất của công việc là theo mùa vụ, dưới 12 tháng và không có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, thì sẽ ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019

Thời hạn của hợp đồng mùa vụ

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  • Nếu sau khi hợp đồng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng lao động và người lao đồng cần giao kết hợp đồng mới, nếu không thì hợp đồng đã giao kết tự động trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Sau khi hợp đồng mùa vụ hết hạn, hai bên chỉ được ký hợp đồng có thời hạn 01 lần (nếu có), sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019.

Chấm dứt hợp đồng thời vụ

  • Khi một trong hai người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc. Trong trường hợp người lao động không báo trước thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

>>Xem thêm: Bồi Thường Khi Chấm Dứt Hợp Đồng Trái Pháp Luật

 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019.

Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động

  1. Các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.

  1. Các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải nêu trên hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Giải quyết tranh chấp thông qua hội đồng trọng tài lao động

  • Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.
  • Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Lao động 2019.

 Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Nhân dân

  • Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên.
  • Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019

>>Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019.

 Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động

  • Tư vấn các vấn đề phát sinh tranh chấp lao động (thủ tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, thủ tục hòa giải lao động, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại…), đưa ra lời tư vấn, hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục và biết cách thực hiện những thủ tục liên quan đến tranh chấp lao động.
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án.
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu,… chuẩn bị hồ sơ liên quan đến thủ tục khởi kiện
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn tố cáo hành vi, quyết định vi phạm của cơ quan có tiến hành tố tụng khi quyền và lợi ích của khách hàng bị xâm phạm.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án nhân dân, viện kiểm sát,…) để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

 

Thông qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hợp đồng lao động thời vụ, nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp lao động. Để tránh những khó khăn khi giải quyết tranh chấp trên, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

 

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 120 bài viết