Luật Hành Chính

Đơn yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại

Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hạimẫu đơn được cá nhân gửi tới cơ quan có trách nhiệm bồi thường về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị thiệt hại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được bồi thường, phải đáp ứng các điều kiện nhất định mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Quyền hạn và cách thức đòi bồi thường ra sao, làm đơn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ có các nội dung giải đáp những thắc mắc liên quan.

 

Bồi thường thiệt hạiBồi thường thiệt hại

Ai có quyền làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại

Việc làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại không phải bất kì ai cũng có thể làm. Chủ thể được quyền làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường cần được xác định rõ và được quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 như sau:

  • Người bị thiệt hại;
  • Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Vậy, những người thuộc quy định trên có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường.

>>> Xem thêm: Cách xác định thiệt hại trong vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Xác định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường

Để có thể làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại cần phải xác định Nhà nước có hành vi vi phạm và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 quy định căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như sau:

  • Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Như vậy, người bị thiệt hại cần có những căn cứ xác định cụ thể về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Xác định hành vi trái pháp luật

Khi có thiệt hại xảy ra, cần có căn cứ xác định hành vi đó có phải là hành vi trái pháp luật không.  Cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017:

  • Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Thời hiệu yêu cầu bồi thường

Thời hiệu yêu cầu bồi thườngThời hiệu yêu cầu bồi thường

Khi có tranh chấp và có sự bồi thường diễn ra, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường trong thời gian nhất định được quy định tại Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cụ thể như sau:

  • 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
  • Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
  • Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường:
  • Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
  • Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
  • Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều này.

Dựa vào thời hiệu đã được quy định khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại, người yêu cầu bồi thường cần xác định rõ để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Mẫu đơn yêu cầu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

Kính gửi(1):……………………………………..

Tên tôi là:………………………………………………………………………

Địa chỉ(2):…………………………………………………………………………………………………

Theo Quyết định/Bản án số(3) ………….. ngày …….. tháng …… năm ……….. của(4) …..………………. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

  1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản:……………………………………………………………………….…………………

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản…):…………………

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):………………………………..……

Giá trị tài sản khi mua:………………………………………………………………………………

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:…………………………………………………………….…

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có):…………………..……

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………………………

  1. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có) (5) ………………………..

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

  1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)

a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Số ngày bị tạm giữ/bị đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………..đến ngày…………………): …………………. ngày.

Số tiền yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………………..

b) Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức độ sức khoẻ bị tổn hại: …………………………………………………….

Số tiền yêu cầu bồi thường: …………………………………………………………………..

  1. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:……………………………………………………………….

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có):……………………

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động

– Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có):…………………..

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có): …………………….

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

  1. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường……………………………………….

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.

…….., ngày…..tháng….năm….

Người yêu cầu bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn

Đơn này được sử dụng khi cá nhân bị thiệt hại yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

  • (1) Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
  • (2) Ghi theo nơi thường trú, nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú, nếu không có nơi thường trú và tạm trú thì ghi nơi đang sinh sống, làm việc.
  • (3) Ghi số Quyết định/Bản án làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại
  • (4) Ghi tên cơ quan ban hành Quyết định/Bản án có số hướng dẫn tại mục (3)
  • Từng hạng mục, nội dung trong đơn yêu cầu các tiêu chí bồi thường thiệt hại phải rõ ràng: Thu nhập thực tế là bao nhiêu bị mất? Hư hỏng tài sản sửa chữa hóa đơn hết bao nhiêu? Việc chữa trị tổn thương viện phí ra sao? Tinh thần …. Tất cả đều phải có con số đề xuất cụ thể để được giải quyết thỏa đáng và xác thực thông tin chính xác.

Luật sư tư vấn yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại

Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hộiLuật sư tư vấn

  • Tư vấn xác định hành vi trái pháp luật trong từng trường hợp của khách hàng
  • Tư vấn phương án yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn xác định mức độ thiệt hại giúp khách hàng đưa ra mức đòi bồi thường hợp lý
  • Hỗ trợ soạn thảo làm đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường thiệt hại
  • Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị các loại giấy tờ có liên quan
  • Tư vấn hướng dẫn trình tự thủ tục làm đơn thực hiện quyền yêu cầu đòi bồi thường

Như vậy, việc yêu cầu cơ quan nhà nước  bồi thường thiệt hại phải có căn cứ và phải nằm trong thời hạn luật định. Đồng thời, người yêu cầu cũng phải trình bày cụ thể nội dung yêu cầu bồi thường thiệt hại theo mẫu đơn yêu cầu chuẩn quy định. Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định về hồ sơ thực hiện yêu cầu bồi thường nhà nước và một số thông tin liên quan tới bồi thường nhà nước. Qúy khách hàng nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ cho Luật sư của Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết