BIỂU MẪU

Mẫu Đơn Xin Xác Định Ranh Giới Thửa Đất

Đơn xin xác định ranh giới thửa đất thông thường trên thực tế được yêu cầu để xin cấp giấy chứng nhận và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, làm đơn xin xác định ranh giới đất như thế nào vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vậy, để tiến hành xác định ranh giới đất, cần làm đơn xin xác nhận ranh giới đất như thế nào theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định về mẫu đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất
Quy định về mẫu đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất

Trường hợp nào phải làm đơn xin xác định ranh giới thửa đất?

Mẫu đơn xin xác định ranh giới thửa đất thường được lập trong hai trường hợp sau gồm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết tranh chấp đất đai. Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này.

Tên đơn xin xác định ranh giới thửa đất và thông tin người làm đơn ghi như thế nào?

Đơn xin xác định ranh giới thửa đất nên được ghi như sau:

ĐƠN YÊU CẦU

v/v: xác định ranh giới thửa đất

Cần ghi chính xác thông tin trên để khi có kết quả sẽ dễ dàng được liên hệ để được nhận kết quả. Người yêu cầu phải ghi đầy đủ và chính xác họ và tên, năm sinh, thông tin chứng minh nhân nhân gồm số CMND, ngày cấp, nơi cấp và nơi thường trú hiện tại hoặc căn cước công dân.

Gửi đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất tại đâu?

Nộp đơn xin xác định ranh giới thửa đất
Nộp đơn xin xác định ranh giới thửa đất

Người làm đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất phải nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung yêu cầu đơn xin xác định ranh giới thửa đất

Trong đơn xin xác định ranh giới thửa đất cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đó là xin cấp giấy chứng nhận hoặc giải quyết tranh chấp. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.

Trên đây là hướng dẫn viết “mẫu đơn xin xác định ranh giới thửa đất” đảm bảo quy định pháp luật hiện hành về đất đai. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn chi tiết, hoặc soạn thảo hãy liên lạc Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com. để được hướng dẫn cụ thể hơn.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý

Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Thừa Kế, Dân Sự, Đất Đai

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

Tổng số bài viết: 497 bài viết

12 thoughts on “Mẫu Đơn Xin Xác Định Ranh Giới Thửa Đất

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Vinh,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
      Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
      Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
      Như vậy, để xác định được ranh giới đất, bạn cần yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đo vẽ, phối hợp với những hộ sử dụng đất giáp ranh để việc đo vẽ diễn ra thành công.
      Xin thông tin đến bạn.
      Trân trọng!

  1. Nguyên thi xuân says:

    Cho em hoi em mua thưa đât tư năm 2006 cua chu cu la 16m đên nay cung đa đươc hơn 10 năm đâu năm 2019 em co xây hang dao thi ngươi giap ranh nha em o cho xây vi noi la nha em lân đât cua ông ây ông ây thi co sô đo con em thi chi co giây viêt tay cua chu cu thôi vây em nên lam thê nao em xincam ơn

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyen Thi Xuan, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
      Như thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng đất giáp ranh của bạn để xác định ranh giới hoặc nếu không thỏa thuận được thì bạn làm đơn xin xác nhận ranh giới thửa đất và trình bày rõ thông tin hiện trạng thửa đất của bạn tọa lạc ở đâu, diện tích như thế nào để đơn vị đo đạc xem xét về hiện trạng sử dụng đất của bạn. Bạn bị một hạn chế là người hàng xóm của bạn đã có sổ đỏ, nếu kết quả xác nhận ranh giới thửa đất thể hiện phần ranh giới đó do bạn được quyền sử dụng thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện và các bên tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua hòa giải cơ sở.
      Trong trường hợp hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, trong trường hợp bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm, xin hãy liên hệ qua Hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng.

  2. Huy đại says:

    Cho em hỏi ạ..gia đình e có mảnh đất đang sử dụng(đất từ nhiều đời trước để lại).gia đình e có cho nhà liền kề mượn 1 dẻo đất dọc theo ngõ đi nhà đó để họ làm ngõ đi..nay e đòi lại họ k muốn trả,còn nói là đất của họ..vậy cho e hỏi làm thế nào để đòi lại ạ…e cảm ơn

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Huy Đại,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Theo thông tin bạn đưa ra thì, hiện bạn cho người hàng xóm mượn đất làm lối đi hiện nay đòi lại thì người đó không trả. Trường hợp này, bạn nên thỏa thuận hòa giải với hàng xóm. Nếu hai bên không tự hòa giải được thì bạn nộp đơn yêu cầu tổ chức hòa giải tranh chấp đất lên UBND cấp xã để UBND cấp xã tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải thành, tức là bên nhà hàng xóm đồng ý trả lại đất cho bạn thì bạn làm các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hòa giải không thành tại UBND cấp xã thì bạn có thể thực hiện hai phương án sau:
      Thứ nhất, nếu bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất trên thì bạn có thể lựa chọn yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
      Thứ hai, nếu bạn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì bạn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho bạn.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có nhu cầu khởi kiện tại tòa án để giải quyết tranh chấp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ về các thủ tục khởi kiện theo Hotline 1900 63 63 87.
      Trân trọng!

  3. Quốc dũng says:

    Cho em hỏi nhà em có 1 mảnh sử dụng nhiều năm trước, do đất nhà em ở mặt tiền nên ông nội để lại cho Ba em và yêu cầu Ba em mở 2 m ngang làm đường đi cho các Bác đi xuống đất của các Bác và nói khi nào các Bác không còn đất ở đấy nữa thì 2m ngang đó là của nhà em, giờ các bác đã bán hết cho nhà em. Hôm vừa rồi đi trích lục tự nhiên trên bản đồ địa chính lại có con đường giữa đất nhà em mà em không biết. Giờ em phải làm thủ tục như thế nào để xác minh đây là đường nội bộ nhà em chứ không phải đất công củ nhà nước

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Quốc Dũng,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:
      Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì các bác của bạn có quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, cụ thể là hai bác của bạn có quyền sử dụng hạn chế thửa đất của bạn để làm lối đi. Nay các bác của bạn đã bán đất cho bạn thì hai bác của bạn đã chấm dứt việc sử dụng hạn chế thửa đất liền kề của bạn. Theo quy định tại điểm l khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 đăng ký biến động đất đai thì việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Do đó, trong trường hợp này bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký cập nhật biến động đối với thửa đất của bạn.
      Thủ tục đăng ký biến động được thực hiện như sau:
      Nghị định 01/2017/NĐ-CP không sửa đổi quy định về trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai. Thủ tục thực hiện thủ tục này vẫn được áp dụng theo quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
      Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đến văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:[4]
      1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
      2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
      3. Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động;
      Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc cần thiết.
      Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh lý giấy chứng nhận, các loại giấy tờ, hồ sơ phù hợp.
      Như vậy, việc rút ngắn thời gian đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã góp phần nâng cao cải cách hành chính, hỗ trợ người dân tối đa trong việc thực hiện thủ tục các thủ tục nhà đất, đồng thời góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho xã hội.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn, nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.
      Trân trọng!

      • Sang Nguyen says:

        Dạ chào AD cho mình hỏi. Nhà mình mới mua lại 1 lô đất có sổ đỏ. Nhưng diện tích thực tế lại nhỏ hơn trong sổ đỏ. Thì mình phải làm sao ạ.. nhờ AD tư vấn giúp

        • Triệu Hiếu Khánh says:

          Xin chào bạn Sang Nguyen, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 20113 thì khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất thì bạn nên đăng ký biến động đất đai.

          Để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, bạn cần có những giấy tờ sau:
          – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
          – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
          – Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
          + Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
          + Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;
          + Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;
          + Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;
          + Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
          + Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
          + Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
          + Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
          + Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.
          Bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai để được giải quyết.
          trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được giải quyết.

  4. Nguyễn Thị Gấm says:

    Chào bạn. Ba mình có miếng đất lúc trước khai hoang nhưng chưa làm sổ,. Vài năm trước anh bà con có đất giáp ranh nhà mình anh đó đổi sổ rồi đo luôn diện tích đất của nhà mình(do đất giáp suối nên không kí giáp ranh), vậy bây giờ mình làm đơn thế nào để làm sổ, bạn hãy chỉ cho mình với.
    Mình cám ơn bạn nhiều

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn Nguyễn Thị Gấm, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau
      Bạn nên làm mẫu đơn xin xác định ranh giới thửa đất
      mẫu như sau:
      Đơn xin xác định ranh giới đất nên được ghi như sau:
      ĐƠN YÊU CẦU
      v/v: xác định ranh giới đất
      Cần ghi chính xác thông tin trên để khi có kết quả sẽ dễ dàng được liên hệ để được nhận kết quả.
      Người yêu cầu phải ghi đầy đủ và chính xác họ và tên, năm sinh, thông tin chứng minh nhân nhân gồm số CMND, ngày cấp, nơi cấp và nơi thường trú hiện tại hoặc căn cước công dân.
      Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào. Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận hoặc giải quyết tranh chấp. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.
      Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình.
      Người làm đơn xin xác nhận ranh giới đất phải nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện.

      Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
      Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.