BIỂU MẪU

Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật mới nhất năm 2024

Đơn đề nghị giám định thương tật là một trong những giấy tờ quan trọng nhằm chứng minh tỷ lệ tổn thương của cơ thể với cơ quan có thẩm quyền. Khi có nhu cầu được giám định thương tích để phục vụ cho việc bồi thường và truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì công dân có quyền làm đơn gửi cơ quan thẩm quyền. Bài viết này sẽ cung cấp đến quý bạn đọc mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Các trường hợp nên đề nghị giám định thương tật

Tai nạn lao động

Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động để được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định. Trong hồ sơ đề nghị giám định thương tật Căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư 56/2017/TT-BYT phải bao gồm Đề nghị giám định. 

Vì vậy, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trường hợp nên đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể (Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Thông tư 56/2017/TT-BYT).

>>> Xem thêm: Thủ tục bồi thường tai nạn lao động

Bị gây thương tích hoặc bị tổn hại cơ thể do lỗi của bên thứ ba

Khi bị gây thương tích hoặc tổn hại cơ thể do lỗi của bên thứ ba. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ.

Việc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể (giám định thương tật). Nhằm làm căn cứ khởi kiện; chứng minh hành vi gây thương tích hoặc yêu cầu bồi thường dân sự khi bị gây thương tích hoặc tổn hại cơ thể do lỗi của bên thứ ba.

>>> Xem thêm: Thủ tục kiện đánh người gây thương tích

Các trường hợp nên đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể

Các trường hợp nên đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể

Hướng dẫn viết đơn đề nghị giám định thương tật

Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

(Do:………………………………………)

Kính gửi: Viện khoa học hình sự…………………….Công an tỉnh………………………….

  1. Họ tên:………………………………………………….Số CMTND:…………………………….
  2. Địa chỉ nơi cư trú:…………………………………………………………………………………..
  3. Nghề nghiệp hiện nay:……………………………………………………………………………..
  4. Thời gian và bệnh tình:…………………………………………………………………………….
  5. Đã tiến hành điều trị tại khoa:…………………….Bện viên:………………………………..
  6. Thời gian điều trị từ ngày……tháng…..năm……, ra viện ngày……tháng…… năm……….
  7. Phương pháp điều trị:………………………………………………………………………………
  8. Nguyên nhân đẫn đến những tổn thương trên là do:…………………………………….

Đề nghị Viện Khoa học hình sự (hoặc trung tâm khoa học hình sự, Công an tỉnh……………… tiến hành giám định thương tật phụ vụ hoạt động khởi tố điều tra về tội danh cố ý gây thương tích theo luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

……………., ngày ….. tháng …. năm …….

Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)

 

>>> Click tải xuống: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Hướng dẫn viết đơn đề nghị giám định

Cách viết đơn như sau:

(1) Địa điểm viết đơn và ngày tháng năm viết đơn;

(2) Ghi nguyên do dẫn đến tổn thương cơ thể (Ví dụ: Do tai nạn lao động, bị gây thương tích,..)

(3) Cơ quan cảnh sát điều tra; Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội (Đối với trường hợp bị tai nạn lao động)

(4),(5) Ghi họ tên, địa chỉ thường trú theo thông tin trên Căn cước công dân;

(6),(7),(8) Ghi theo Hồ sơ bệnh án;

(9) Trình bày cụ thể, chi tiết nguyên nhân hoặc sự việc dẫn đến việc bị thương tật/thương tích/tai nạn,…(Thời gian xảy ra vụ việc, nguyên nhân xảy ra hoặc ai là người gây thương tích, vì sao gây thương tích,..)

(10) Người viết đơn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn đó; Trường hợp người viết đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

Tài liệu đính kèm

Đối với người bị tai nạn lao động

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khi tiến hành thủ tục giám định, người làm đơn cần mang theo một số giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng giấy Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cấp (nếu đang chịu sự quản lý của người sử dụng lao động) 
  • Bản chính/bản sao Giấy chứng minh thương tích do cơ sở y tế nơi cấp cứu (hoặc điều trị) cấp (theo mẫu tại Quyết định số 4096/2001/QĐ-BYT)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
  • Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án (trường hợp người lao động không điều trị nội trú/ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định);

>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động 

Đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung 2020). Hồ sơ của giám định đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự gồm:

  • Bản sao công chứng giấy Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh là đương sự trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có).

Thời hạn giải quyết đơn đề nghị giám định

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015. Thời hạn ra quyết định trưng cầu giám định hoặc không chấp nhận đề nghị được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Thời hạn giám định nhằm xác định Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động được quy định tại điểm c khoản 1 điều 208 BLTTHS 2015 như sau:

  • Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Dịch vụ tư vấn và soạn thảo đơn của luật sư

Dịch vụ tư vấn giám định thương tật

Luật sư Chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn các uy định liên quan giám định thương tật như sau:

  • Tư vấn trình tự, thủ tục giám định thương tật theo quy định pháp luật hiện hành;
  • Tư vấn về yêu cầu bồi thường dân sự trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn về hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động;
  • Tư vấn về hồ sơ, tài liệu kèm theo khi yêu cầu giám định khi bị gây thương tích, tổn hại cơ thể do bên thứ ba gây ra;…

Soạn thảo đơn đề nghị giám định thương tật

Dịch vụ soạn đơn sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn đề nghị giám định thương tật như sau:

  • Đơn đề nghị giám định thương tật do tai nạn lao động; 
  • Đơn đề nghị giám định thương tật do bị gây thương tích hoặc bị tổn hại cơ thể do lỗi của bên thứ ba;
  • Đơn yêu cầu bồi thường dân sự trong vụ án hình sự;
  • Đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động;…

Đề nghị giám định thương tật là quyền của các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật dân sự, hình sự khi xảy ra tai nạn hoặc vì ký do khác nhau dẫn đến thương tật được đề nghị giám định mức độ thương tật. Căn cứ vào kết quả giám định để xác định trách nhiệm dân sự và kể cả hình sự của chủ thể có lỗi gây ra. Hãy liên hệ Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ từ dịch vụ luật sư của Chuyên tư vấn luật. 

>> Bài viết về giám định thương tật có thể bạn quan tâm:

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 120 bài viết