Luật Đất Đai

Đòi lại nhà và đất cho mượn, cho sử dụng nhờ như thế nào?

Vì mối quan hệ thân thiết cũng như dựa trên quy tính của đối phương nên lúc trước bạn có cho người đó mượn đất hay để họ sử dụng nhờ đất. Đến nay bạn cần lấy lại nhưng họ không trả. Vậy đòi lại nhà và đất cho mượn, cho sử dụng nhờ như thế nào? Liệu bạn có quyền đòi lại không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Nhà đất cho mượn, cho ở nhờ có đòi lại được?

Nhà đất cho mượn, cho ở nhờ có đòi lại được?

Quy định pháp luật về thỏa thuận cho ở nhờ

Thỏa thuận chung là hai hay nhiều bên đồng ý về những vấn đề gì đó có quan hệ đến các bên sau khi đã bàn bạc, trao đổi.

Thỏa thuận cho ở nhờ được hiểu là thỏa thuận về cho mượn nhà ở hoặc ở nhờ là giao dịch dân sự về nhà ở, theo đó dựa trên sự thỏa thuận của các bên, bên cho mượn giao tài sản là căn nhà cho bên mượn để ở trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.(căn cứ theo Điều 117 Luật Nhà ở 2014 và Điều 494 Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2015 )

Theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014, thì thỏa thuận cho ở nhờ chấm dứt trong các trường hợp:

  • Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
  • Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Quy định pháp luật về mượn nhà đất

Không có văn bản nào quy định về mượn quyền sử dụng đất cả. Pháp luật không quy định về vấn đề này. Và chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm nên việc cho mượn đất trên thực tế vẫn diễn ra là điều bình thường.

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản của người được nhà nước giao cho, cho thuê thì có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này (trong phạm vi nhà nước không cấm vì đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước). Việc mượn đất trong xã hội được hiểu là việc người sử dụng đất đang thực hiện quyền sử dụng đối với tài sản (quyền sử dụng đất ) của họ.

Quyền đòi lại nhà và đất cho mượn, cho sử dụng nhờ.

Theo quy định tại Điều 499 BLDS về Quyền của bên cho mượn tài sản thì bên cho mượn có quyền đòi lại nhà đất trong các trường hợp sau:

  • Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  • Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Trình tự, thủ tục đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ

Thủ tục đòi lại đất

Thủ tục đòi lại đất

Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.
  • Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Nộp đơn

Xác định thẩm quyền Tòa án. Vì nhà đất là bất động sản nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố Tụng 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có nhà đất

Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tòa thụ lý, xét xử

Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

Nếu hồ sơ đủ:

  • Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
  • Sau đó tòa sẽ thụ lý.

>> Xem thêm: Cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án

Luật sư hỗ trợ tư vấn đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ

Hỗ trợ tư vấn đòi lại nhà đất cho mượn, sử dụng nhờ

Hỗ trợ tư vấn đòi lại nhà đất cho mượn, sử dụng nhờ

Khi bạn muốn đòi lại đất nhưng lại không nắm rõ pháp luật thì công ty Luật Long Phan PMT sẽ là cầu nói hỗ trợ bạn các vấn đề sau:

  • Hướng dẫn, tư vấn trình tự, thủ tục đòi lại đất. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có)
  • Soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh đương sự thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn về đòi lại nhà và đất cho mượn, cho sử dụng nhờ như thế nào?. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Lưu ý: nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết