Luật Đất Đai

Muốn đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, giá trị đất đai đang ngày càng được nâng cao, người nắm giữ đất đai có được quyền lợi rất lớn về mặt kinh tế. Do đó, tranh chấp đất đai nảy sinh ngày một nhiều và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các vụ việc dân sự. Một trong những tranh chấp đó là việc chủ đất muốn đòi lại đất cho người khác ở nhờ. Vậy, chủ đất muốn đòi lại đất cho ở nhờ thì phải thực hiện những thủ tục như thế nào theo quy định của pháp luật.

Quy định về đòi lại đất cho người khác ở nhờ
Quy định về đòi lại đất cho người khác ở nhờ

Giải quyết yêu cầu đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?

Để giải quyết yêu cầu đòi lại đất cho ở nhờ thì trước hết phải xem xét chính sách đất đai qua các thời kỳ và các bên có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất không để giải quyết.

Thứ nhất, Trong trường hợp chủ đất không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất; còn người đang ở nhờ đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính; đã được cấp GCNQSDĐ theo đúng trình tự, thủ tục về việc kê khai, đăng ký và việc cấp GCNQSDĐ là có căn cứ pháp luật, thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì Tòa án cần bác yêu cầu đòi đất của chủ đất và công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người đã được cấp GCNQSDĐ.

Thứ hai, Đối với trường hợp cả hai bên (chủ đất và người đang ở nhờ) đều được cấp GCNQSDĐ theo Luật đất đai 1987 hoặc Luật đất đai 1993 (cấp trùng nhau) nay các bên tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp này, cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập chứng cứ làm rõ việc cấp GCNQSDĐ có đúng pháp luật không. Từ đó đưa ra hướng giải quyết.

Xem xét chính sách đất đai qua các thời kỳ để giải quyết tranh chấp
Xem xét chính sách đất đai qua các thời kỳ để giải quyết tranh chấp

Thứ ba, Đối với trường hợp chưa bên nào được cấp GCNQSDĐ, nhưng quá trình sử dụng, người ở nhờ có kê khai, được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và họ đang quản lý, sử dụng đất liên tục từ khi có Luật đất đai 1987 cho đến nay, trong khi đó chủ đất không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, sau ngày 01/7/2014, một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải quyết. Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng đất trong thời gian bao lâu, chủ đất đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong hoàn cảnh nào và từ thời gian nào. Trên cơ sở đó, Tòa án xem có căn cứ xác lập quyền sử dụng đất theo thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự hay không, để tuyên quyền sử dụng đất thuộc về người đang sử dụng đất trên thực tế.

Ngoại lệ, đối với trường hợp đất đã bỏ hoang không quản lý trong một thời gian dài bị Nhà nước thu hồi và giao theo chính sách thời ký đó thì chủ đất cũ không có quyền đòi lại.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Thủ tục để giải quyết khi có tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ được thực hiện theo thủ tục thông thường. Trình tự thực hiện như sau:

Một là, thủ tục hòa giải

Các bên tự hòa giải với nhau, nếu không hòa giải được thì nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tổ chức hòa giải. Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng như sau:

Hai là, Thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền

Thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Khi đó, các bên sẽ có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại UBND thuộc về:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ
Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Ba là, Thủ tục tố tụng tại Tòa án theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thủ tục tố tụng được áp dụng trong 2 trường hợp:

Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên có quyền lựa chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án. Và các bên lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.

Cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai liên quan đến vấn đề “Muốn đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?”. Trường hợp quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ cần tư vấn thêm hoặc đang vướng phải các tranh chấp về đất đai liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết