Xin Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là thủ tục pháp lý doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện. Quá trình này đòi hỏi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Doanh nghiệp phải nắm rõ các yêu cầu về điều kiện gia công hàng hóa cho đối tác nước ngoài. Việc tuân thủ quy trình xin cấp phép đúng cách giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực này. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục xin Giấy phép gia công hàng hóa.
Xin giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Mục Lục
Gia công hàng hóa là gì?
Căn cứ tại Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công trong thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Như vậy, gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Trải qua quá trình sản xuất, có thể là một hay nhiều công đoạn theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép trong trường hợp này.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Trình tự thủ tục cấp giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hồ sơ
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin Giấy phép gia công hàng hóa bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa. Trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP. (1 bản chính)
- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
- Tên, số lượng sản phẩm gia công.
- Giá gia công.
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
- Danh Mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
- Danh Mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
- Địa Điểm và thời gian giao hàng.
- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có)
Thủ tục thực hiện
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về trình tự thủ xin giấy phép như sau:
Bước 1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Công Thương.
Bước 2. Xem xét hồ sơ:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
Bước 3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thương nhân theo dõi và nhận kết quả hồ sơ xin Giấy phép
Trường hợp đặc biệt: Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan
Như vậy, để thực hiện thủ tục xin Giấy phép trên cần thực hiện theo 03 bước như trên.
Thủ tục xin Giấy phép gia công hàng hóa
Dịch vụ xin Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Công việc thực hiện
Luật sư hỗ trợ khách hàng các công việc sau:
- Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ theo quy định hoặc theo yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện thủ tục xin Giấy phép
- Tiến hành rà soát, kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện thủ tục xin Giấy phép
- Hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ xin Giấy phép
- Hỗ trợ khách hàng điều chỉnh, bổ sung các thông tin, hồ sơ.
- Đại điện khách hàng làm việc cùng cơ quan có thẩm quyền.
- Hỗ trợ khách hàng kiểm tra tiến độ giải quyết hồ sơ, nhận kết quả hồ sơ xin Giấy phép.
- Tư vấn các quy định pháp luật về thủ tục xin Giấy phép.
Chi phí thực hiện
Tùy vào từng yêu cầu cụ thể của khách hàng mà mức phí khác nhau. Chúng tôi cam kết đưa ra một mức phí có lợi nhất cho phía khách hàng.
- Quý khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin Giấy phép của chúng tôi. Tùy từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra mức phí phù hợp.
- Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới các bên có thể thỏa thuận lại mức phí.
- Mức thù lao Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận. Thỏa thuận này được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Luật sư tư vấn, thực hiện thủ tục xin Giấy phép gia công
Dịch vụ xin giấy phép giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giảm thiểu rủi ro về pháp lý. Từ đó, giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót không đáng có trong quá trình xin giấy phép. Quý khách hàng sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Đội ngũ luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng hiệu quả.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: