Luật Doanh Nghiệp

Vấn đề giấy phép con cho doanh nghiệp mới thành lập

Vấn đề giấy phép con cho doanh nghiệp mới thành lập hết sức quan trọng. Giấy phép con đối với doanh nghiệp chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý – đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và hoạt động như đã đăng ký với cơ quan nhà nước. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn nội dung về vấn đề này.

Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép con?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp được đăng ký hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng. Để được kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký cấp phép. Những giấy phép phát sinh từ việc này được gọi chung là giấy phép con.

một số ngành nghề quy định cần đăng kí giấy phép con

Một số ngành nghề quy định cần đăng ký giấy phép con

Các điều kiện cần thiết để đăng ký giấy phép con

Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức quản lý, chứng chỉ của nhân sự, vệ sinh an toàn thực phẩm…)

Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:

  • Sản xuất con dấu;
  • Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);
  • Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;
  • Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;

Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Căn cứ theo những quy định này đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó. Mỗi lĩnh vực ngành nghề có những văn bản pháp luật quy định riêng, ro các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau ban hành, quản lý, cấp phép (ví dụ, Sở Kế hoạch đầu tư, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ,…)

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác giấy phép kinh doanh như thế nào?

một số khó khăn khi xin cấp giấy phép con

Một số khó khăn khi xin cấp giấy phép con

Những khó khăn khi xin giấy phép con

Về trình tự thủ tục hành chính

Doanh nghiệp không hiểu được đầy đủ quy trình thủ tục xin cấp giấy phép con: đối với doanh nghiệp đây là khó khăn bởi ngoài luật chuyên ngành ra còn có Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn chi tiết. Để tìm hiểu, nắm bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật thì đây thực sự là khó khăn với doanh nghiệp, đặc biệt là khi phải hệ thống lại các quy định của pháp luật. Mà nguồn để doanh nghiệp tiếp cận đến các văn bản, quy định này chưa được đầy đủ.

Về số lượng điều kiện phải đáp ứng

Một số ngành nghề quy định phải có giấy phép con nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể rõ ràng, dẫn đến việc doanh nghiệp không phải biết đáp ứng điều kiện như thế nào cho đúng, hoặc lại phải chờ hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp từ phía cơ quan nhà nước.

Thời gian thực hiện

Chờ đợi quy trình thủ tục ra đời và thực thi quá lâu. Ví dụ: một quy trình thủ tục được thay thế quy trình thủ tục cũ thì trong khoảng thời gian chờ đợi thông tư hướng dẫn, văn bản chị đạo cụ thể thì phải mất ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, chờ đợi đến khi có hướng dẫn chính thức mới được phép nộp hồ sơ xin cấp phép. Còn những doanh nghiệp đã được cấp phép rồi, thì một số trường hợp lại phải xin cấp phép lại vì phải đáp ứng thêm những điều kiện mới.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty

Lợi ích khi doanh nghiệp được cấp giấy phép con

Giấy phép con đối với doanh nghiệp chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý – đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện của Cơ quan Nhà nước. Do đó, nó là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, Giấy phép con còn đưa doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động một cách hiệu quả, kịp thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh để tăng nguồn lợi nhuận.

Hiện nay trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật thì lĩnh vực xây dựng, giáo dục, khai khoáng, y tế đang có nhiều giấy phép con nhất.

dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục xin giấy phép con

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục xin giấy phép con

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục xin giấy phép con

 Công việc mà Luật sư thực hiện

  • Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép con;
  • Thủ tục cấp Giấy phép Lao động cho lao động là người nước ngoài;
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
  • Thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại cho các sản phẩm;
  • Thủ tục xin cấp giấy phép dịch vụ vận hành và quản lý tòa nhà, nhà chung cư;
  • Quy trình thủ tục mở quán kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam;
  • Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm;
  • Thủ tục xin cấp Giấy phép bán buôn rượu, bia, thức uống có cồn.

>>>Xem thêm: :  Tư vấn thủ tục cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử

Chi phí Luật sư thực hiện

Chuyên Tư Vấn Luật có cung cấp dịch vụ xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Để có mức phí dịch vụ cụ thể, xin vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật và vui lòng cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc, kèm theo các yêu cầu cụ thể đối với Luật sư trong vụ việc đó. Công ty chúng tôi với chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất cho Quý khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật về vấn đề giấy phép con cho doanh nghiệp mới thành lập. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi tư vấn rõ hơn. Chân thành cảm ơn.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết