Luật Doanh Nghiệp

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bảo vệ trẻ em,… Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định như thế nào? Điều kiện và trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội ra sao? Sau đây Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giải đáp các vướng mắc liên quan, mời quý bạn đọc cùng theo dõi:

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

 

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, để thành lập doanh nghiệp xã hội thì cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký

Doanh nghiệp xã hội giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội có ba loại hình là DNXH có lợi nhuận, DNXH phi lợi nhuận, DNXH có định hướng xã hội có lợi nhuận.

Hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội, tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác thì Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng quy định mô hình doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội
  • Điều lệ quy định của công ty, cần có đầy đủ chữ ký của những người tham gia thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc doanh sách cổ đông của công ty với trường hợp thành lập là công ty cổ phần
  • Bản sao hộ chiếu, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân không quá 6 tháng còn hiệu lực của các cổ đông sáng lập, các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền đi nộp hồ sơ
  • Phương án, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xã hội
  • Quyết định của doanh nghiệp thông qua những nội dung thể hiện trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường.

Về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội:

  • Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
  • Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm, nhược điểm doanh nghiệp xã hội

Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội:

  • Mục tiêu hướng tới phát triển xã hội, bảo vệ môi trường
  • Được tạo thuận lợi trong việc cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ theo quy định của pháp luật
  • Được hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
  • Hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà có chế độ ưu đãi khác nhau

Nhược điểm của doanh nghiệp xã hội:

  • Nhiều doanh nghiệp xã hội không lành mạnh lợi dụng để kêu gọi tài trợ sử dụng với mục đích khác
  • Quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp xã hội vẫn còn quá ít, chưa chặt chẽ
  • Việc huy động vốn đầu tư thương mại còn hạn chế
Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

 

Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp xã hội có những nghĩa vụ chung và nghĩa vụ đặc thù.

Nghĩa vụ chung:

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cản
  • Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Nghĩa vụ riêng của Doanh nghiệp xã hội:

  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật
  • Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại Luật Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xã hội của Chuyên Tư Vấn Luật

Chuyên tư vấn luật chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong các thủ tục pháp lý để thành lập Doanh nghiệp xã hội.

Cung cấp cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, kiểm tra rà soát các chính sách pháp luật, Tư vấn, thực hiện các thủ tục hành chính của công ty với cơ quan Nhà nước,…

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ, tư vấn một cách cụ thể hơn, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội của Chuyên Tư Vấn Luật . Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại vào lần tiếp theo.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.47 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết