Luật Hợp Đồng

Tư vấn giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tư vấn giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là chủ đề hiện nay được các bạn đọc quan tâm nhiều. Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế với thế giới, các hoạt động thương mại mới xuất hiện và ngày càng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Trong số đó, hoạt động NHƯỢNG QUYỀN thương mại tại Việt Nam đang có những bước phát triển lớn mạnh. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu về nhượng quyền thương mại thông qua bài viết dưới đây.

Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại

>>> Xem thêm: Người không biết chữ có thể giao kết hợp đồng bằng cách nào?

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại trong đó có sự liên quan của hai chủ thể là bên nhận quyềnbên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu, kỹ thuật, công thức, bí quyết kinh doanh; bên nhận quyền sẽ được cho phép sử dụng những tài sản đó của bên nhượng quyền để tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh và phải trả một khoản tiền cho bên nhượng quyền.

Hiểu một các cơ bản, nhận nhượng quyền thương mại mang ý nghĩa mua lại THƯƠNG HIỆU để được phép tiến hành hoạt động kinh doanh giống với thương hiệu đó.

Bên nhượng quyền sẽ phổ biến rộng rãi được thương hiệu của mình trên thị trường mà không cần trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng nhượng quyền. Bên nhận quyền có được lợi nhuận và không cần phải suy nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng.

Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng dân sự, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, ngoài ra, nó còn được điều chỉnh của Luật thương mại cụ thể hiện nay là Luật Thương mại 2005.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương khác mà pháp luật quy định.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khái quát về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Khi thực hiện hoạt đông nhượng quyền thương mại, trước khi ký hợp đồng nhượng quyền, bên dự định nhượng quyền phải tiến hành ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP, hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không cần phải tiến hành đăng ký nhượng quyền.

>>> Xem thêm: HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện báo cáo tại Sở Công thương.

Bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có các quyền liên quan đến việc nhận tiền nhượng quyền, quyền được quảng cáo hình ảnh của bên nhận quyền và thực hiện kiểm tra việc hoạt động của bên nhận quyền.

Bên nhượng quyền có nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng về việc giúp đỡ bên nhận quyền bố trí, sắp xếp, quản lý hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Đặc biệt khi có nhiều bên nhận quyền, bên nhượng quyền có nghĩa vụ tạo ra sự ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG giữa các bên nhận quyền đó.

Bên nhận quyền

Bên nhận quyền có các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng về các quyền yêu cầu đối với bên nhượng quyền. Cụ thể, bên nhận quyền có quyền yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp thông tin, hỗ trợ bên nhận quyền trong các công việc để đảm bảo được việc tổ chức kinh doanh được suôn sẻ, đúng với quy định của pháp luật.

Ngược lại, bên nhận quyền phải có nghĩa vụ đối với việc bảo đảm giữ kín quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm việc kinh doanh theo đúng với công thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền sao cho hoạt động của bên nhận quyền không làm ảnh hưởng đến uy tín của bên nhượng quyền trên thị trường.

Nhượng quyền lại

Bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại được phép NHƯỢNG QUYỀN LẠI cho bên thứ ba trong trường hợp có nhu cầu hoặc vì mục đích đảm bảo việc nhượng quyền thương mại đạt lợi ích cao nhất.

Khi thực hiện nhượng quyền lại, bên nhận quyền lại đó sẽ có các nghĩa vụ và quyền lợi như đã trình bày trên đây của bên nhận quyền đầu tiên.

Quan hệ hai bên trong nhượng quyền thương mại

Quan hệ hai bên trong nhượng quyền thương mại

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền, bên nhận quyền phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP.

Trong khi đó, bên nhận quyền khi nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại đó.

Với đội ngũ luật sư kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại, dân sự, Công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi xin hỗ trợ quý khách hàng trong những công việc sau đây:

  • Tư vấn các quy định của Luật Thương mại, Bộ luật dân sự về nhượng quyền thương mại
  • Tư vấn các lưu ý khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Soạn thảo hợp đồng, review hợp đồng nhượng quyền thương mại
  • Đại diện theo ủy quyền trong công tác pháp lý và tố tụng

Trên đây là bài viết của chúng tôi về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu còn có thắc mắc về các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại cần tư vấn luật hợp đồng quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636387 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết