Tranh chấp thành viên góp vốn là một vấn đề khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Và tình trạng tranh chấp này cũng xảy ra khi doanh nghiệp giải thể. Khi gặp phải vấn đề này thì cần giải quyết tranh chấp như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Sau đây Luật sư sẽ tư vấn nội dung vấn đề này.
Giải quyết tranh chấp thành viên góp vốn khi doanh nghiệp giải thể
Mục Lục
Các trường hợp tranh chấp thành viên góp vốn khi giải thể doanh nghiệp
Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
- Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp;
- Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ;
- Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản;
- Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên;
- Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;
- Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.
Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty
- Tranh chấp về chọn người đại diện theo pháp luật;
- Các tranh chấp khác gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…
Các phương thức giải quyết tranh chấp
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Hòa giải
Là việc các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không tuân theo pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.
Trọng tài thương mại
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài 2010 thì đây phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và trọng tài. Thỏa thuận là tiền đề cho việc phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly khỏi các yếu tố đã thỏa thuận.
Tố tụng tại Tòa án
Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thành viên góp vốn
>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng phương thức tố tụng tại Tòa án
Hồ sơ khởi kiện
Đối với tranh chấp về phần vốn góp, hồ sơ thường bao gồm:
Đơn khởi kiện: được trình bày theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) và phải bao gồm đầy đủ những nội dung chính được quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác.
- Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (nếu có) theo mẫu số 01-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện
Lưu ý: Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải là tài liệu chứng minh trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ
Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định tại quy định Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thời hạn để sửa đổi, bổ do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và đủ điều kiện khởi kiện thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Mức án phí dân sự sơ thẩm đối với các vụ án kinh doanh thương mại không có giá ngạch là 3.000.000 đồng. Đối với vụ án kinh doanh thương mại có giá ngạch được quy định cụ thể tại Danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng phương thức tố tụng tại Tòa án
>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phần vốn góp vào công ty
Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp thành viên góp vốn khi doanh nghiệp giải thể. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc về nội dung nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.