Luật Doanh Nghiệp

Tại Sao Doanh Nghiệp Tư Nhân Không Được Phát Hành Chứng Khoán?

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khi lựa chọn để kinh doanh sẽ có những ưu điểm, những hạn chế và đặc trưng riêng. Đối với mô hình là doanh nghiệp tư nhân, các thương nhân thường gặp phải vấn đề phát triển nguồn vốn của mình, đó là việc không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Vậy tại sao doanh nghiệp tư nhân lại không được phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật?

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?

Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Từ quy định trên ta có thể nhìn thấy được các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Ưu điểm: Do là chủ sở hữu duy nhất nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Quy định pháp luật về phát hành chứng khoán

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
  • Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
  • Chứng khoán phái sinh;
  • Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?

Từ các phân tích trên ta có thể lý giải được việc doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán bởi các nguyên do sau:

Nguyên nhân doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán.
Nguyên nhân doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ ba, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Theo điều này thì việc doanh nghiệp nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán sẽ trái với quy định pháp luật về việc doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tại khoản 1 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách nhân danh cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân để kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào doanh nghiệp,… với điều kiện phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề “Phát hành chứng khoán của doanh nghiệp tư nhân“. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư doanh nghiệp qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

4 thoughts on “Tại Sao Doanh Nghiệp Tư Nhân Không Được Phát Hành Chứng Khoán?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lệ,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ, do một cá nhân đủ điều kiện thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đứng ra thành lập và làm chủ. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất kỳ chủ thể nào khác. Mua cổ phiếu thực chất là việc góp vốn vào doanh nghiệp, thông qua đó trở thành chủ sở hữu một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do vậy, việc pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân phát hành cổ phiếu là hợp lý, vì pháp luật chỉ cho phép một doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ.
      Xin được thông tin đến bạn. Thân mến chào bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *