Luật Doanh Nghiệp

Trách nhiệm của người quản lý khi doanh nghiệp bị khởi tố hình sự

Hiệu quả quản lý doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả làm việc của người quản lý. Với tư cách là một trong những người quan trọng của doanh nghiệp, trách nhiệm của người quản lý rất được xem trọng.Vậy, trách nhiệm của người quản lý khi doanh nghiệp bị khởi tố hình sự được quy định như thế nào? Bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu được các vấn đề liên quan. trách nhiệm của người quản lý

Trách nhiệm của người quản lý khi doanh nghiệp bị khởi tố

Người quản lý doanh nghiệp là những ai?

Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:

  • Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty

Như vậy, khái niệm người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ ràng mà chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, bao gồm:

Loại hình doanh nghiệp Người quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH 1 thành viên Chủ tịch công ty
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên – Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên – Thành viên Hội đồng thành viên
Công ty cổ phần – Chủ tịch Hội đồng quản trị – Thành viên Hội đồng quản trị
Công ty hợp danh Thành viên hợp danh
Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn.

>>>Xem thêm: Người quản lý công ty nào có thể bị kiện ra tòa?

Trách nhiệm của người quản lý khi doanh nghiệp bị khởi tố

Căn cứ theo Điều 434 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) thì trách nhiệm của người quản lý khi doanh nghiệp bị khởi tố được quy định như sau:

  • Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  • Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Nếu có sự thay đổi những thông tin này thì người đại diện theo pháp luật phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi tham gia tố tụng

Căn cứ theo Điều 435 BLTTHS 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi tham gia tố tụng như sau: người đại diện theo quy định của pháp luật

Người đại diện theo quy định của pháp luật

>>>Xem thêm: Khởi kiện một doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật

Quyền của người đại diện theo pháp luật:

  • Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm;
  • Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố;
  • Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Được nhận quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định của Bộ luật này;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân;
  • Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
  • Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
  • Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án;
  • Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

thông tin liên hệ luật sư

Luật sư Chuyên tư vấn luật

>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo người quản lý công ty

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồng”. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! 

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết