Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục tố cáo người quản lý công ty

Thủ tục tố cáo người quản lý công ty là thủ tục mà mọi người lao động cần phải biết để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong những trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm thì bạn cần xử lý như thế nào (Khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện)? Khi đó, bài viết dưới đây sẽ là những thông tin đầy hữu ích dành cho bạn.

Các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện
Quy định về tố cáo người quản lý công ty

>>> Xem thêm: Chứng cứ cần chuẩn bị khi khởi kiện người quản lý doanh nghiệp gây thiệt hại cho cổ đông

Người quản lý công ty gồm những ai?

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Thành viên hợp danh;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  • Thành viên Hội đồng thành viên;
  • Chủ tịch công ty;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị;
  • Thành viên Hội đồng quản trị;
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về những người quản lý khác (ví dụ vị trí như trưởng phòng, phó trưởng phòng, giám đốc chi nhánh…) cũng như quyền và nghĩa vụ của những người này tại Điều lệ của công ty. 

Các chức danh quản lý công ty

Điều kiện để có thể tố cáo người quản lý công ty

Theo như những phân tích trên thì mọi chủ thể được tố cáo người quản lý công ty khi người đó có bất kỳ hành vi phạm pháp luật nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những hành vi vi phạm pháp luật thường gặp phải của Người quản lý Công ty như sau:

  • Tham nhũng, không minh bạch trong vấn đề tài chính
  • Áp bức, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
  • Nâng đỡ các nhân viên khác thành viên trong gia đình vào giữ các chức vụ quan trọng mặc dù những người đó không đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hoặc điều lệ công ty.
  • Có những vi phạm về việc lợi dụng quyền hạn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
  • Bị mua chuộc gây hại đến việc kinh doanh phát triển công ty
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
  • ….

Trình tự, thủ tục làm đơn tố cáo người quản lý công ty

Nội dung cơ bản cần có của một đơn tố cáo

  • Quốc hiệu tiêu ngữ;
  • Ngày tháng năm làm đơn;
  • Tên đơn;
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn;
  • Người tố cáo, thông tin của người tố cáo;
  • Nội dung tố cáo hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài;
  • Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
  • Chứng cứ kèm theo nếu có;Người làm đơn ký tên.
  • Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những yêu cầu riêng biệt khác nhau.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo khi bị chèn ép, buộc thôi việc

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Tùy vào hành vi vi phạm của Người quản lý Công ty mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo. Theo quy định của Luật tố cáo 2018 về nguyên tắc xác định thẩm quyền như sau:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. 
Mẫu đơn tố cáo có thể tham khảo

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Hiện nay pháp luật được quy định ngày càng chặt chẽ về quy trình giải quyết đơn tố cáo nhưng thường trải qua các thủ tục tiến hành như sau:

  • Thụ lý tố cáo.
  • Xác minh nội dung tố cáo.
  • Kết luận nội dung tố cáo.
  • Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
  • Giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Hiện này, hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi xảy ra ở những người giữ vai trò chủ chốt trong công ty, người quản lý công ty. Do đó, Quý bạn đọc nên biết cách xử lý khi rơi vào những tình huống bị xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân cũng như là của Công ty, lợi ích chung của xã hội. Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc, khó khăn gì về thủ tục tố cáo hay những vấn đề khác liên quan hãy liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết