Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020

Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp không muốn tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất vì văn phòng đại diện không thực hiện kinh doanh, chỉ là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp. Vậy thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện của công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 như thế nào?. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc.

văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện

>>>Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh của công ty theo luật doanh nghiệp 2020

Quy định pháp lý về tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Căn cứ vào khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 66 NĐ 01/2021/NĐ-CP:

Trường hợp văn phòng đại diện tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp văn phòng đại diện có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp
  • Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật
  • Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

Trình tự, thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Hồ sơ

Căn cứ vào Điều 66 NĐ 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện theo mẫu tại Phụ lục II-19, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-14 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm theo văn bản ủy quyền  theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.),

Trình tự, thủ tục

Căn cứ vào Điều 66 NĐ 01/2021/NĐ-CP, trình tự thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện:

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động văn phòng đại diện chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của văn phòng đại diện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc văn phòng đại diện đăng ký tạm ngừng hoạt động.

>>>Xem thêm: Thủ tục khi chấm dứt hoạt động chi nhánh theo Luật Doanh nghiệp 2020

Hậu quả pháp lý khi không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

hậu quả pháp lý khi không thông báo tạm ngưng hoạt động văn phòng đại diện

Hậu quả pháp lý khi không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện

Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 NĐ 50/2016/NĐ-CP thì khi không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền về hành vi không thông báo khi tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện thì doanh nghiệp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện (Theo khoản 3, Điều 32 Nghị định 50/2016/ NĐ-CP).

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2

Trên đây là tư vấn về phương án tối ưu cho doanh nghiệp khi tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết