Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết Hội đồng quản trị là các văn bản được thông qua bởi hai cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty, trình tự thủ tục thông qua vô cùng chặt chẽ. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp các văn bản này vi phạm quy định của pháp luật về hình thức lẫn nội dung. Trong bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị.

Hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị

Hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị

Căn cứ yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị

Theo Điều 151 và khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 thì căn cứ để yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị là:

  • Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty (Đối với Nghị quyết của Đại hội đồng công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này);
  • Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Từ những quy định trên cho thấy pháp luật doanh nghiệp chưa có quy định rõ mức độ sai trái, hoặc mức độ vi phạm trình tự, thủ tục họp và ra quyết định như thế nào. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn, các trường hợp hủy nghị quyết thường bắt gặp như: không gửi thông báo mời họp kèm các tài liệu liên quan đến cuộc họp; không gửi dự thảo nghị quyết cho cổ đông có quyền dự họp; người triệu tập họp không đủ tư cách triệu tập; vi phạm thời hạn gửi nghị quyết, biên bản họp;…

>>>Xem thêm: Thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường

Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên hủy

  • Đối với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty (Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020).

  • Đối với nghị quyết của Hội đồng quản trị

Theo quy định tại khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định đó. Như vậy, chủ thể được quyền khởi kiện hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị chính là cổ đông của công ty. Tuy nhiên khác với trường hợp trên, lúc này, cổ đông không đặt ra bất cứ điều kiện nào liên quan đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu mà các cổ đông này phải nắm giữ.

Thời hiệu yêu cầu hủy bỏ nghị quyết

Theo quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020, thời hạn để yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông.

Song, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về thời hạn cổ đông có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khi Nghị quyết được ban hành và trên thực tế đã được triển khai thực hiện, nhưng mãi đến thời gian sau này, cổ đông mới khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết. Hệ quả kéo theo sẽ là rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần

Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết Hội đồng quản trị bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết;
  • Bản sao nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/nghị quyết Hội đồng quản trị;
  • Chứng cứ chứng minh quyền yêu cầu là có cơ sở;
  • Giấy tờ tùy thân và các tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua trang Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, ngày khởi kiện ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi, trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Cần lưu ý thời hiệu yêu cầu hủy bỏ nghị quyết khi nộp hồ sơ để tránh trường hợp mất quyền khởi kiện.

Bước 3: Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành xem xét; thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội  đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng quản trị và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết

Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết

Thẩm quyền Tòa án

Khi có căn cứ yêu cầu hủy nghị quyết, cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tiến hành xem xét, hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng quản trị. Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.

>>>Xem thêm: Cổ đông công ty cổ phần có những quyền hạn gì?

Dịch vụ luật sư tư vấn khởi kiện của Chuyên tư vấn luật

  • Tư vấn khởi kiện: về trình tự, thủ tục; soạn thảo đơn kiện; đại diện khách hàng tham gia tố tụng; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Trực tiếp tham gia vào việc khởi kiện: đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện; đại diện tham gia tố tụng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư hỗ trợ tư vấn khởi kiện

Luật sư hỗ trợ tư vấn khởi kiện

Thông tin liên hệ luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com
  • Fanpage: Chuyên tu vấn pháp luật
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết