Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp là thủ tục phức tạp và mang nhiều vấn đề pháp lý. Các phương thức chuyển tiền ra nước ngoài cũng như thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp.

Chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

 

Chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chuyển tiền ra nước ngoài trong trường hợp nào?

Căn cứ và Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì việc chuyển tiền ra nước ngoài được quy định như sau:

Đối với đối tượng là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam (tức là công dân Việt Nam) hiện đang cư trú ở nước ngoài thì được chuyển tiền từ Việt Nam sang Nước ngoài để sử dụng vào một số mục đích như tham gia một khóa học, chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nước ngoài, khám bệnh hoặc chữa bệnh hoặc điều trị nội trú hoặc điều trị ngoài trú ở các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài,…

Còn Đối với đối tượng là tổ chức thì được phép thực hiện hành vi chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài để nhằm một số mục đích để phục vụ cho việc tài trợ hoặc viện trợ cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài hoặc được phép sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cá nhân hoặc tổ chức muốn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài thì bắt buộc phải thuộc các trường hợp quy định ở trên.

Các phương thức chuyển tiền ra nước ngoài

Hiện nay, có các phương thức hỗ trợ việc chuyển tiền quốc tế được sử dụng hợp pháp ở tại Việt Nam như sau:

  • Chuyển tiền qua mã SWIFT Code của ngân hàng. Đước hiểu là Mã SWIFT code là dãy số của mỗi ngân hàng, đã được chuẩn hóa dữ liệu. Người gửi sẽ tới các tổ chức tin dụng yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng đang là các đối tượng nêu trên đang cư trú tại nước ngoài.
  • Qua dịch vụ như: Western Union, MoneyGram: Dịch vụ chuyển tiền này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, đặc biệt được sử dụng đối với các đối tượng người đi du nhập trên khắp đất nước.
  • Chuyển tiền ra nước ngoài qua thẻ visa,
  • Gửi tiền qua dịch vụ Money Gram…
Các phương thức chuyển tiền ra nước ngoài

Các phương thức chuyển tiền ra nước ngoài

Tổ chức hỗ trợ việc chuyển tiền ra nước ngoài

Tổ chức tín dụng như các công ty tài chính hoặc ngân hàng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam  được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền. Hiện nay các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp  và có hỗ trợ chuyển tiền ra nước ngoài rất nhiều nên cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền dễ dàng hơn, an toàn và tương đối nhanh chóng. Khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài dễ dàng thực hiện thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế của ngân hàng, vì an toàn và tương đối nhanh chóng.

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

Hồ sơ thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

  • Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.                                   
  • Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
  • Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  • Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Căn cứ: Điều 9, Thông tư 12/2016/TT-NHNN

Trình tự thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngoài cần lập hồ sơ đăng ký tài khoản ngoại tệ, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và thành phố xem xét thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm xác nhận việc mở tài khoản, cũng như đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để nhà đầu tư Việt Nam làm cơ sở chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tài khoản đã được mở ở ngân hàng được cấp phép.

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

 

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài cho doanh nghiệp

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định về thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập cũng như mức phạt khi chậm nộp. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết