Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một trong những vấn đề mà các thương nhân nước ngoài cần lưu ý để thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt khi có những thay đổi dẫn đến phải cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện sau khi thành lập. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Các trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP qui định thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong những trường hợp sau:

  • Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
  • Bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủydưới mọi hình thức.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Có hai loại hồ sơ cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

  1. Hồ sơ cấp lại đối với trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương (theo Mẫu MĐ-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BCT) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi theo mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BCT;
  • Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến bao gồm:
  • Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
  • Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định.
  1. Hồ sơ cấp lại đối với trường hợp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, gồm:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương theo Mẫu MĐ-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BCT do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

>>>Xem thêm: Nội dung cơ bản trong thư tư vấn của luật sư cho khách hàng là doanh nghiệp

hồ sơ cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Hồ sơ cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trình tự cấp lại giấy phép hoạt động văn phòng đại diện theo các bước sau:

Bước 1: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi

Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại nơi chuyển đi thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Nếu quá thời hạn nêu trên, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục và chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như lúc đăng ký lần đầu.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 3: Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 4: Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, trường hợp không cấp lại phải có văn bản nêu rõ lý do.

Thời gian: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

>>>Xem thêm: Tư vấn thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của công ty

trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 786 bài viết