Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu

Doanh nghiệp được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Theo đó, Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì được quyền xuất nhập khẩu mặt hàng đó. Tuy nhiên, nếu muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu thì thực hiện thủ tục như thế nào?

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Những điều kiện đối với hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

Theo Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định: Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

Cũng theo Điều 4 tại Nghị định này quy định điều kiện về thủ tục xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu cần lưu ý những gì?

Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì cần lưu ý điều gì?
Những lưu ý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

Thứ nhất, Không cần phải đăng ký ngành, nghề xuất, nhập khẩu trên giấy phép kinh doanh, phải lưu ý trong đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại mục chỉ tiêu đăng ký thuế có cho chọn XUẤT NHẬP KHẨU, ghi CÓ.

Thứ hai, về lựa chọn loại hình công ty.

Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 như sau: công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, có thể căn cứ vào tình hình hiện tại và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

Thứ ba, về tên công ty.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tên công ty không được  trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác đã có trước đó.

Ngoài ra theo Điều 19 thì Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có quy định khác

Khi lựa chọn tên công ty xuất nhập khẩu nên nghiên cứu thật kỹ để tập trung phát triển thương hiệu theo tên công ty đã lựa chọn. Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt.

Thứ tư, về vốn điều lệ đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Luật không quy định mức vốn pháp định đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/1 năm

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu như thế nào?

Thực hiện đăng ký doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc khi muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Quy định về trình tự, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.

Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Nghị định 01/2021NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
  • Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập cty là công ty tnhh 2 tv trở lên/công ty cổ phần.
  • Chứng minh nhân dân bản sao y của các thành viên/cổ đông.

B

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh trả kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 

  • Trong thời hạn 03 ngày, Cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ cấp Giấy

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ

  • Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Thực hiện các công việc cần làm sau khi đăng ký doanh nghiệp xong.

  • Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí công bố thông tin
  • Treo biển tại trụ sở công ty
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  • In và đặt in hóa đơn
  • Kê khai và nộp thuế môn bài

Theo quy định tại Điều 47, 75 và 113 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên/ cổ đông sáng lập phải góp đủ số vốn hoặc thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hành nghề trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện.

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp muốn tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan.

Trên đây, là các nội dung về các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty chuyên về xuất nhập khẩu. Trường hợp trong nội dung có điều gì khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự thắc mắc, có thể liên hệ để được tư vấn.

Theo đó, luật sư sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại các cơ quan ban ngành cho đến khi có được kết quả cho quý khách hàng, mọi yêu cầu có thể liên hệ theo hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể.

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *