Luật Doanh Nghiệp

Quyền bảo lưu sở hữu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là một hoạt động diễn ra phổ biến khi một cá nhân, tổ chức muốn đầu tư tiền vào công ty. Nhằm đảm bảo cho cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng chủ yếu. Trong bài viết này, Luật Long Phan đưa ra những phương diện pháp lý về quyền bảo lưu sở hữu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Quyền bảo lưu sở hữu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Quyền bảo lưu sở hữu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

>>>Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần

Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Điều chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch bên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch bên thị fg chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty;
  • Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Cá nhân, tổ chức được cổ đông tặng cho hoặc trả nợ bằng cổ phần của mình sẽ trở thành cổ đông của công ty;
  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của công ty sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần, căn cứ theo Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 92/2015/TT/BTC:

  • Tổ chức họp Đại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần;
  • Các bên liên quan thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng;
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Lưu ý: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện nếu cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vẫn phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Nội dung bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Nội dung bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Nội dung bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Bảo lưu quyền sở hữu được theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu là quy định bảo đảm quyền lợi của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán. Theo đó, trong hợp đồng mua bán quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

Cơ sở xác lập bảo lưu quyền sở hữu

Khoản 2 Điều 331 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  “Bảo lưu quyền sở hữu phải lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán’. Theo đó, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ không xảy ra khi không có thỏa thuận giữa hai bên.

Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba

Bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 331 Bộ Luật dân sự 2015. Do đó, bên bán phải lưu ý tiến hành đăng ký tài sản bảo đảm là đối tượng của hợp đồng mua bán này để là bên có quyền lợi đối với tài sản bảo đảm

Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

Theo quy định tại Điều 332, 333 Bộ luật dân sự 2015, bên mua có quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực, đồng thời phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời điểm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

  • Căn cứ Điều 334 Bộ luật dân sự 2015, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt khi:
  • Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong
  • Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu
  • Theo thỏa thuận của các bên

>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Quyền bảo lưu sở hữu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Chủ thể của hoạt động chuyển nhượng cổ phần

Chủ thể của hoạt động chuyển nhượng cổ phần bao gồm bên bán là các cổ đông và bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn. Chủ thể của hoạt động bán cổ phần bao gồm bên bán là công ty phát hành cổ phần, bên mua là cổ đông và công chúng. Còn mua lại cổ phần bao gồm bên bán là cổ đông và bên mua là công ty phát hành cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể khi tham gia bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

  • Đối với bên mua cổ phần:

Có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực

  • Đối với bên bán cổ phần:

Có quyền đòi lại cổ phần nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán (Các trường hợp không trả tiền, không còn khả năng thanh toán, trả tiền không đúng theo quy định…)

Trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được đảm bảo chắc chắn giao dịch mua bán cổ phần sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với cổ phần để đảm bảo cho người bán chuyển nhượng được cổ phần và thì được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo đảm vẫn làm cho bên mua tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu cổ phần nhưng được giữ cổ phần và khai thác cổ phần đó.

Nội dung về quyền bảo lưu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Nội dung về quyền bảo lưu của cổ đông trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

>>>Xem thêm: Thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết