Luật Doanh Nghiệp

Quy định pháp luật về hoạt động đại diện cho thương nhân

Quy định pháp luật về hoạt động đại diện cho thương nhân là vấn đề quan trọng được nhiều người có hoạt động thương mại quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về loại hoạt động này. Thương nhân được định nghĩa theo pháp luật là như thế nào? Phân biệt giữa đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.

Quy định về hoạt động đại diện thương mại

Thương nhân là gì ai?

Thương nhân

Căn cứ Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005, theo đó thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Quyền hoạt động thương mại của thương nhân được nhà nước bảo hộ.

Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Đặc điểm của thương nhân

Từ khái niệm về thương nhân, có thể rút ra một số đặc điểm của thương nhân sau đây:

  • Chủ thể trở thành thương nhân bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; Cá nhân có năng lực hành vi dân sự và điều kiện phù hợp với Luật Thương mại;
  • Chủ thể trở thành thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên;
  • Chủ thể đó trở thành thương nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hoạt động đại diện cho thương nhân

Đại diện cho thương nhân là gì?

căn cứ khoản 1, Điều 141, Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.”

Đặc điểm đại diện cho thương nhân

Căn cứ Mục 1, Chương V, Luật Thương mại 2005, hoạt động đại diện thương nhân có các đặc điểm sau:

  • Bản chất của quan hệ đại diện cho thương nhân là hoạt động giữa bên đại diện và bên giao đại diện. Khác với hoạt động đại diện thông thường, trong hoạt động đại diện cho thương nhân, các bên tham gia đều là thương nhân.
  • Đại diện thương nhân là một trong các hoạt động trung gian thương mại
  • Hoạt động đại diện của thương nhân được thực hiện dựa trên hợp đồng đại diện thương nhân.
  • Nội dung đại diện được các bên tự do thỏa thuận trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Phân biệt giữa đại diện thương nhân và môi giới thương mại

Phân biệt về đại diện thương nhân và môi giới thương mại

Phân biệt giữa đại diện thương nhân và môi giới thương mại:

Giống nhau: Đều là hoạt động trung gian thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005.

Khác nhau:

  • Căn cứ pháp lý: Đại diện thương nhân quy định tại Điều 141. Môi giới thương mại được quy định tại Điều 150, Luật Thương mại 2005.
  • Chủ thể tham gia: Đại diện thương mại: các bên tham gia phải là thương nhân. Môi giới thương mại: Bên môi giới bắt buộc là thương nhân, bên được môi giới thì không bắt buộc.
  • Hình thức: Căn cứ Điều 142, Luật Thương mại 2005, hợp đồng đại diện cho thương nhân phải lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương (Fax, điện báo, telex…); Môi giới thương mại luật không quy định về hình thức của loại hoạt động này, nên hình thức hợp đồng tuân thủ hình thức hợp đồng dân sự gồm: Văn bản, lời nói, hành vi.
  • Nhân danh: Trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình khi thực hiện các giao dịch

Pháp luật về hoạt động đại diện thương nhân

Hình thức, phạm vi, thời hạn thực hiện hoạt động đại diện thương nhân

Căn cứ Điều 142, 143, 144, Luật Thương mại 2005, theo đó:

Hoạt động đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

Trong đó, căn cứ Khoản 15, Điều 3, Luật thương mại 2005, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi đại diện: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. (Điều 143, Luật Thương mại 2005)

Thời hạn đại diện: Do các bên tự thỏa thuận (Khoản 1, Điều 144, Luật Thương mại 2005)

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện

Căn cứ Điều 146, Luật Thương mại 2005, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
  • Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết cho bên đại diện;
  • Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện..

Quyền của bên giao đại diện:

  • Được bên đại diện đại diện thực hiện hoạt động thương mại;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất xảy ra;
  • Được bảo mật thông tin…

Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện

Căn cứ Điều 145, Luật Thương mại 2005, bên đại diện có các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện các hoạt động thương mại nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện;
  • Thông báo cho bên giao đại diện về kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
  • Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện…

Quyền của bên đại diện bao gồm:

  • Được hưởng thù lao và các chi phí khác theo thỏa thuận;
  • Cung cấp thông tin, tài sản để thực hiện hoạt động đại diện…

Thời điểm chấm dứt đại diện thương nhân

Căn cứ Khoản 2, 3, Điều 144, Luật Thương mại 2005, thời điểm chấm dứt hoạt động đại diện khi:

  • Hết thời hạn đại diện theo hợp đồng;
  • Khi một trong các bên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng;

Trên đây là bài viết liên quan đến quy định pháp luật về hoạt động đại diện cho thương nhân. Nếu bạn được còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc các hoạt động thương mại khác. Vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết