Luật Doanh Nghiệp

Những vấn đề pháp lý cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Những vấn đề pháp lý cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp là thắc mắc thường bắt gặp đối với nhà đầu tư, đặc biệt là những cá nhân mới khởi nghiệp. Bởi lẽ thành lập doanh nghiệp là quyết định vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự thận trọng nhất định. Việc trang bị cho mình những kiến thức pháp lý là yêu cầu rất cần thiết đối với cá nhân khi muốn thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin chi tiết về vấn đề này.

 

Nắm bắt các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết

Nắm bắt các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết

>>>Xem thêm: Mở quán cà phê có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp được đăng ký phổ biến như:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức;
  • Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông;
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân.

Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tùy vào mục đích, khả năng và nhu cầu mà chủ thể khi thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình.

Xác định tên cho doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính

Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt phải đảm bảo hai thành tố:
  1. Tên loại hình doanh nghiệp: được viết đầy đủ hoặc viết tắt (ví dụ: công ty cổ phần hoặc công ty CP; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH)
  2. Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
  3. Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký hoặc thuộc những trường hợp khác mà pháp luật cấm như sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; sử dụng tên cơ quan nhà nước nếu chưa được sự chấp thuận của cơ quan đó.
  • Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xác định ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là:

  • Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà DN sẽ được yêu cầu phải: xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó hoặc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm..
  • Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).
  • Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán, thì tùy theo từng loại hình mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

Xác định nguồn vốn điều lệ

Doanh nghiệp nên xác định rõ loại tài sản nào sẽ dùng để góp vốn thành lập (như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).

Đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp nên xác định rõ loại tài sản nào sẽ dùng để góp vốn thành lập

 

Doanh nghiệp nên xác định rõ loại tài sản nào sẽ dùng để góp vốn thành lập

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ, quy trình cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại các Điều 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Đối với công ty TNHH thì có thể bao gồm bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với công ty cổ phần thì bao gồm bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Quy trình thực hiện

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT.

Đối với việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng, bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, chỉ cần in giấy biên nhận và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.

>>>Xem thêm: Đăng ký hoạt động rang cà phê trong khu dân cư tại TP. Hồ Chí Minh có được không?

Một số lưu ý khác liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp

Ngoài những vấn đề pháp lý nêu trên, khi thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty;
  • Lập sổ sách kế toán của Doanh nghiệp;
  • Đăng ký chữ ký số;
  • Báo cáo thuế hàng tháng/quý;
  • Báo cáo sử dụng lao động;
  • Báo cáo tài chính …

 

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc qua mạng

 

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc qua mạng

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập mới nhất

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Những vấn đề pháp lý cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên quan hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết