Luật Doanh Nghiệp

Một người có thể làm giám đốc hai công ty được không?

Việc một cá nhân làm giám đốc nhiều công ty là điều thường thấy khi “doanh nghiệp” muốn mở rộng quy mô và cần người quản lý có năng lực. Không ít người băn khoăn liệu việc này có hợp pháp hay không? Nhu cầu trên là chính đáng và không bị pháp luật cấm, tuy nhiên cần chú ý đến một số ĐIỀU KIỆN được đề cập trong bài viết dưới đây.

Một người có thể làm giám đốc cho nhiều công ty khác nhau, nếu đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định
Một người có thể làm giám đốc cho nhiều công ty khác nhau, nếu đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định

Những trường hợp được pháp luật cho phép làm giám đốc hai công ty?

Điều kiện chung: Bất kỳ cá nhân nào cũng được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, nếu không thuộc các đối tượng quy định tại tại khoản 2, 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Theo đó, tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng Giám đốc được quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Như vậy, do pháp luật không cấm, nên một cá nhân có thể làm giám đốc cả hai loại hình công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên), hoặc công ty khác, nếu Điều lệ công ty và hợp đồng lao động cho phép. (điểm l khoản 2 Điều 63 và khoản 1 Điều 82 Luật này).

Giám đốc công ty cổ phần (CTCP)

Giám đốc doanh nghiệp nhà nước không được làm giám đốc doanh nghiệp khác
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước không được làm giám đốc doanh nghiệp khác

Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Còn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không cấm Giám đốc công ty cổ phần đồng thời là người quản lý của công ty khác, trừ trường hợp công ty đại chúng và doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là một cá nhân có thể làm giám đốc hai công ty cổ phần, hoặc vừa là giám đốc công ty cổ phần vừa là giám đốc các loại hình doanh nghiệp khác.

Thành viên công ty hợp danh

Theo Điều 180 và Điều 181, Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Một số ngoại lệ

  • Giám đốc doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê, với điều kiện không được là giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Quy định này thuộc khoản 1 Điều 100 và khoản 5 Điều 101 Luật này.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân: có thể trực tiếp hoặc thuê Giám đốc quản lý doanh nghiệp; và không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, do luật không quy định chi tiết nên có thể hiểu, Giám đốc (được thuê) của doanh nghiệp có thể đồng thời là giám đốc của doanh nghiệp khác, nếu Điều lệ công ty và Hợp đồng lao động mà người đó ký cho phép.

Một người làm giám đốc của hai công ty do mình thành lập liệu có hợp pháp?

Quy định của pháp luật về các giao dịch của giám đốc công ty
Quy định của pháp luật về các giao dịch của giám đốc công ty

Như đã đề cập ở trên, một người có thể làm giám đốc công ty TNHH, đồng thời làm giám đốc công ty CTCP nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật doanh nghiệp quy định:

  • Thành viên hợp danh có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác;
  • Giám đốc công ty TNHH của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể đồng thời là giám đốc của công ty TNHH một thành viên, và ngược lại;
  • Giám đốc công ty TNHH có thể trở thành Giám đốc của công ty cổ phần, và ngược lại.
  • Có thể làm giám đốc hai công ty TNHH hoặc hai công ty cổ phần

Các trường hợp trên phải tuân thủ quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17, Điều 64 và được sự đồng ý của các thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và Điều lệ công ty cùng hợp đồng lao động (nếu có quy định).

Hai công ty có cùng người đại diện theo pháp luật có thể giao kết hợp đồng với nhau không?

Theo khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), một cá nhân có thể đại diện theo pháp luật cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện (công ty) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, hai công ty có cùng một người đại diện có thể giao kết giao dịch dân sự với nhau, nếu như Giám đốc xác lập giao dịch không vì tư lợi cá nhân.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định trách nhiêm trung thành, hành động vì lợi ích của công ty và của cổ đông trong trường hợp này nhằm tránh những tiêu cực có thể xảy ra.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở pháp lý để xử lý trong trường hợp Giám đốc lợi dụng quyền hạn đại diện của mình để tư lợi.

Qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã trình bày về các trường hợp một người có thể làm giám đốc hai công ty trở lên và các điều kiện pháp lý. Nếu như bạn đọc có nhu cầu tư vấn hoặc đang gặp các khó khăn cần giúp đỡ, hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi 1900 63 63 87 để được trợ giúp chi tiết và kịp thời.

Trân trọng./.

 

4.81 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết