Lưu ý khi đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TPHCM sẽ giúp chủ kinh doanh hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm luôn cần được chú trọng các vấn đề pháp lý liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết vấn đề này.
Lưu ý khi kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP.HCM
Mục Lục
Điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM
Bán buôn thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nói riêng và sự an toàn của cộng đồng nói chung, chính vì vậy đây là được xếp vào một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật đầu tư 2020.
Vì vậy để kinh doanh ngành nghề nói trên cơ sở kinh doanh và người đăng ký kinh doanh phải đáp ứng được các yêu cầu luật định theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hành, và được hướng dẫn tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2016/NĐ-CP )
Đối với cơ sở kinh doanh
Căn cứ Điều 19 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 (sửa đổi bổ sung 2018); Điều 24 Nghị định 77/2016/NĐ-CP (Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung). Điều kiện được quy định cụ thể cho từng loại hình kinh doanh thực phẩm khác nhau (cơ sở sản xuất dầu thực vật, bia, sữa chế biến), và các điều kiện chung theo quy định:
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
- Không bị ngập nước, đọng nước.
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
- Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
- Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô của từng loại thực phẩm kinh doanh; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
- Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
- Tường, trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
- Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
- Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo yêu cầu bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất; hệ thống bóng đèn cần có chụp đèn hoặc lưới bảo vệ.
- Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
- Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.
- Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch sinh hoạt.
- Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh, đảm bảo thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- Có quy trình vệ sinh cơ sở và nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở xây dựng.
>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép bán lẻ rượu
Đối với cá nhân kinh doanh thực phẩm
- Đáp ứng quy định chung và điều kiện cụ thể đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh thực phẩm quy định tại Chương IV Luật An toàn thực phẩm và các điều kiện cụ thể do Bộ quản lý ban hành
- Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Căn cứ Điều 19, 34 và chương IV, Luật An toàn thực phẩm
Điều kiện đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với chuỗi hoạt động bán lẻ
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP.HCM
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Để đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 của Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đối với cá nhân, hộ kinh doanh
Đối với cá nhân, hộ kinh doanh khi đăng ký bán buôn thực phẩm, hồ sơ cần chuẩn bị có phần gọn nhẹ hơn so với các doanh nghiệp, cụ thể như sau: Đơn xin đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nơi đặt trụ sở kinh doanh hoặc hợp đồng thuê mướn nhà đất có công chứng và chứng thực.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Căn cứ: Điều 36, Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm 2012 (sửa đổi bổ sung 2018)
>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương hiệu
Quy trình đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP.HCM
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Để đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP. HCM người đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 như đã phân tích ở phần trên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ thể đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP.HCM
Xem thêm: Buôn chổi đót, bán cây cảnh có phải đóng thuế?
Xin giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã trình bày, bán buôn thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,người đăng ký kinh doanh cần hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể hoạt động kinh doanh tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, thì việc đăng ký kinh doanh được hoàn thành.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm thì cần thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
- Đáp ứng đủ các điều kiện về đầu tư kinh doanh và duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Doanh nghiệp phải thực hiện công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác. Đây là một trong các nghĩa vụ cơ bản nhất của doanh nghiệp vừa đảm bảo thu nhập cho ngân sách quốc gia vừa thể hiện trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.
- Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, chịu trách nhiệm trước khách hàng, cộng đồng về chất lượng hàng hóa của mình, cùng với đó là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, bình đẳng giới,…
Trên đây là bài viết tư vấn về những lưu ý khi đăng ký kinh doanh bán buôn thực phẩm tại TP.HCM. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất!