Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn thủ tục phản tố trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

Phản tố trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là quyền đặc thù của bị đơn trong tranh chấp. Đây là yêu cầu của bị đơn liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vậy thủ tục phản tố trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ được thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về thủ tục này mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại

Phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại

>>>Xem thêm: Mẫu đơn phản tố trong vụ án dân sự – Chuyên Tư Vấn Luật

Phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại

Phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS ), Luật trọng tài thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai luật này. Khi thực hiện yêu cầu phản tố cần xem xét đến phạm vi và thời điểm yêu được đưa ra yêu cầu phản tố.

Thời điểm yêu cầu phản tố

Thời điểm yêu cầu phản tố

Yêu cầu phản tố

Điều 200 BLTTDS quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc yêu cầu đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Có thể thấy phạm vi yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ dừng lại đối với nguyên đơn, mà còn có thể yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phạm vi yêu cầu phản tố

Theo khoản 4 Điều 72 và Điều 200 của BLTTDS năm 2015 quy định phạm vi yêu cầu phản tố như sau:

Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn; Ngoài ra bị đơn còn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật này.

Thời điểm yêu cầu phản tố

Theo khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 199 của BLTTDS quy định về thời điểm yêu cầu phản tố như sau:

Thời điểm bị đơn có quyền thực hiện yêu cầu phản tố là cùng lúc với thời điểm nộp văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn. Cụ thể:  trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn phải nộp văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, kèm theo yêu cầu phản tố (nếu có). Tức là thời điểm bắt đầu thực hiện quyền phản tố của bị đơn là ngay khi nhận được thông báo của tòa án về việc thụ lý vụ án.

Quyền phản tố của Bị đơn còn hiệu lực cho đến lúc trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ (khoản 3 BLTTDS 2015)

>>>Xem thêm: Khởi Kiện Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài

Thủ tục phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại

Trình tự thủ tục thực hiện

Trình tự thủ tục thực hiện

Trình tự thực hiện thủ tục

Theo quy định tại Điều 210, 211 và 212 BLTTDS 2015 và Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, trình tự thực hiện thủ tục yêu cầu phản tố trong tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm:

  • BƯỚC 1: Nộp đơn yêu cầu phản tố trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền và gửi đơn yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án bị đơn phải gửi yêu cầu phản tố (nếu có)
  • BƯỚC 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố
  • BƯỚC 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn (Nếu không được chấp thuận yêu cầu phản tố)
  • BƯỚC 4: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí đối với yêu cầu phản tố
  • Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo Bị đơn có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí và đưa lại cho Tòa án biên lai. Khi nhận được biên lai hợp lệ, Thẩm phán ra quyết định thụ lý yêu cầu phản tố

Án phí yêu cầu phản tố

Theo Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định án phí trong vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại hiệu lực từ ngày 1/7/2009 quy định: Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp kinh doanh và thương mại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.0000đ

>>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Tên Doanh Nghiệp

Trên đây là một số hướng dẫn về thủ tục phản tố trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại. TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết