Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi một cổ đông không góp vốn đủ

Khi các cổ đông không góp vốn đủ đã cam kết thì công ty phải làm thế nào? Thành viên do không góp vốn sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao? Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp doanh nghiệp này và thời gian giải quyết là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc Hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi một cổ đông không góp vốn đủ các thông tin liên quan.

Giải quyết tranh chấp khi một cổ đông không góp vốn đủ

Giải quyết tranh chấp khi một cổ đông không góp vốn đủ

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp thành viên góp vốn khi giải thể doanh nghiệp

Quy định về thời hạn góp vốn

Căn cứ khoản 1 Điều 113 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Các thành viên còn lại góp phần vốn còn thiếu

Theo khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sau 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty.
  • Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp.
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Đồng thời, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp.

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Thực hiện giảm vốn khi không góp đủ vốn  

Thực hiện giảm vốn khi không góp đủ vốn

Giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ

  1. Trường hợp 1: Quá thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa góp đủ thì không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác
  2. Trường hợp 2: Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  3. Trường hợp 3: Cổ phần chưa thanh toán hoặc được công ty mua lại được coi là cổ phần chưa bán. Theo đó, công ty thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020.

>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi thành viên không góp đủ vốn mà lại đòi chia lợi nhuận

Thủ tục thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ khi không góp đủ vốn

Thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ khi không góp đủ vốn

Thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ khi không góp đủ vốn

>>>Xem thêm:  Điều kiện, thủ tục giảm vốn điều lệ do thành viên không góp đủ

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty cần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng, giảm vốn;
  • Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
  • Khi giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc

Quyền khởi kiện đối với cổ đông không góp đủ vốn dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019, 2020), tranh chấp về vốn góp là một trong các tranh chấp Tòa án có quyền thụ lý giải quyết. Cụ thể là:

  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Như vậy, cổ đông, công ty cổ phần hoặc các bên liên quan có thể vận dụng quy định này để khởi kiện đối với hành vi chậm góp vốn, không thanh toán vốn đúng cam kết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Điều khoản cơ bản Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết