Luật Doanh Nghiệp

Hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế thì bị xử lý như thế nào?

Hộ kinh doanh là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người thắc mắc rằng hộ kinh doanh có cần tiến hành đăng ký MÃ SỐ THUẾ hay không? Hồ sơ, thời hạn đăng ký thuế như thế nào? Hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế sẽ bị xử lý ra sao? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về những vấn đề trên.

Xử lý hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế

Xử lý hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế

Hộ kinh doanh có cần đăng ký mã số thuế không?

Nhiều người cho rằng hộ kinh doanh chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, do đó mà không cần phải đăng ký mã số thuế. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế thì đối tượng cần phải đăng ký mã số thuế bao gồm:

“i) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ…”

Như vậy, cho dù là kinh doanh nhỏ lẻ, những cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đều phải tiến hành đăng ký mã số thuế.

>> Xem thêm: Thủ tục điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

  • Lệ phí môn bài

Mức thu lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của mỗi hộ kinh doanh, cụ thể: từ 100-300 triệu đồng/năm sẽ nộp 300.000 đồng, từ 300-500 triệu đồng/năm sẽ nộp 500.000 đồng và từ 500 triệu đồng/ năm trở lên sẽ nộp 1.000.000 đồng

  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Hộ kinh doanh có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân và nộp theo phương pháp khoán.

Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh được tính theo công thức:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tương tự như thuế TNCN, thuế GTGT cũng được áp dụng đối với các hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế GTGT mà hộ kinh doanh phải nộp được tính theo công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Hồ sơ, thời hạn đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ đăng ký thuế lần đầu phụ thuộc vào cơ quan mà hộ kinh doanh tiến hành đăng ký thuế, cụ thể:

  • Hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Hộ kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ gồm có: (i) tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế, (ii) bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu và (iii) các giấy tờ khác có liên quan.

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn đăng ký thuế lần đầu đối với hộ kinh doanh là:

  • Hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh: thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Hộ kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với hộ kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Xử phạt hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế

Như vậy, hộ kinh doanh là đối tượng phải tiến hành đăng ký thuế theo quy định của pháp luật, trong trường hợp hộ kinh doanh không tiến hành đăng ký sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ/CP, cụ thể:

  • Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày: phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ;
  • Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày (trừ hợp hợp quá thời hạn từ 01 đến 10 ngày nhưng có tình tiết giảm nhẹ): phạt tiền 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng;
  • Nộp hồ sơ đăng ký thời quá thời hạn từ 31 ngày – 90 ngày: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
  • Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên: phạt tiền 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

Xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh không đăng ký thuế

Xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh không đăng ký thuế

Luật sư tư vấn về đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, Luật sư có thể hỗ trợ cho hộ kinh doanh những công việc như sau:

  • Tư vấn về chính sách thuế: đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế,…
  • Tư vấn báo cáo thuế: báo cáo hóa đơn chứng từ việc kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh: thu nhập được miễn thuế, thu nhập chịu thuế, cách thức khai thuế theo quy định của pháp luật hiện hành,…

Cuối cùng là giải quyết các thắc mắc của hộ kinh doanh về thuế bất kỳ thời điểm nào hộ kinh doanh có nhu cầu.

Trên đây là bài viết cụ thể tư vấn về xử phạt hộ kinh doanh khi không đăng ký mã số thuế. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu có các vấn đề thắc mắc, khó khăn liên quan đến lĩnh vực Thuế thì hãy liên hệ ngay qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ tư vấn và hỗ trợ tốt hơn. Xin cảm ơn.

4.71 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết